Đảo Đông Sa chụp từ máy bay, nơi các thuyền cá VN trú bão ngày 17.5.2006 |
Các ngư dân của ta một số tàu đã vào trong vòng san hô ấy để trú bão, một số khác neo thuyền ở bên ngoài.
Vùng biển phía trong bờ là vùng biển cạn dưới 200 mét, thế nhưng vùng biển bên ngoài, phía Đông Nam của đảo là một vùng biển rất sâu, theo các bản đồ trắc địa thì sâu 200 - 2.000 mét. Ở toạ độ 14.00N, 117.00E, cách thành phố Quy Nhơn 500 dặm về hướng Đông có độ sâu đến -4.364m. Chính vì vậy, các tàu đánh cá ở vùng biển này ngoài neo ra, tàu nào cũng trang bị một cái dùm, một tấm vải vuông cạnh 4 mét được căng ra, thả xuống biển có tác dụng như một cái dù để tàu không thể trôi mỗi khi neo không thể thả chạm đáy.
Đông Sa có hình chiếc nhẫn ở trung tâm ảnh |
Ở trường hợp vùng biển sâu thì khác, cơ thể bị chìm sẽ không thể nổi lên được vì khi chìm đến độ sâu nhất định thì sức ép của nước sẽ khiến cơ thể dẹp lại, ống ruột cũng dẹp lại và dễ đứt rách, hơi sinh ra do khuẩn phân huỷ dễ thoát ra ngoài và vì vậy sẽ không thể thành túi khí để khiến cơ thể nổi lên.
Mọi chuyện qua đã lâu, biển đã trở lại xanh ngắt, thế nhưng bằng cái nhìn qua ảnh vệ tinh hoặc ảnh máy bay đang có trên internet, chúng tôi vẫn bồi hồi xúc động khi nhìn thấy vị trí đã xảy ra thảm hoạ ngày 17.5. Ngư dân của chúng ta thật cừ khi đã vươn mình đến những vùng biển xa đến vậy để đánh bắt. Tai nạn xảy ra chắc chắn sẽ được các ngành liên quan rút kinh nghiệm, thế nhưng điều cần phải cảnh báo trước là hình như bắt đầu có những ngư dân nhắm đến vùng biển phía đông Philippines, nghĩa là hoàn toàn trên Thái Bình Dương chứ không còn ở biển Đông nữa. Ở đó có những vết đứt gãy tạo những vực sâu nhất thế giới như vực Mariana Trech sâu đến 11.033m, hoặc vực Philippines, sát bờ đông quần đảo Philippines có độ sâu đến 10.057m. Nghe nói ở đó có loài mực khổng lồ dài đến 2 mét!
Vị trí tâm bão Chanchu vào ngày 16.5 | Bản đồ độ sâu của biển Đông |
Trung Hồ