8 thiên tài vĩ đại trong lịch sử mắc bệnh thần kinh không bình thường

Newton, Einstein hay Michelangelo... đều là những thiên tài nổi tiếng trong lịch sử nhân loại nhưng ít ai biết rằng, họ lại mang trong mình nhiều triệu chứng thần kinh không bình thường.

1. Nikola Tesla (1856-1943)

Nhà phát minh, vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serbia Nikola Tesla nổi tiếng vì những suy nghĩ táo bạo và điên rồ, khiến ông bị giới khoa học cô lập.

Khi còn nhỏ, Tesla đã bắt đầu có triệu chứng của người bị thần kinh. Ông thường xuyên bị ảo giác. Nikola luôn có những cơn ác mộng khó chịu về đêm và luôn cố gắng thoát khỏi những ám ảnh bằng cách thay thế những hình ảnh tưởng tượng khác.

Không chỉ có vậy, nhà vật lý gốc Serb còn có một vài thói quen kỳ lạ. Chẳng hạn trước khi ăn Tesla tính toán khối lượng chính xác bữa tối của mình. Hay ông sẽ sắp xếp gọn gàng 18 chiếc khăn ăn trong một đống khăn trước khi đụng vào thức ăn, vì 18 chia hết cho 3 (con số luôn gắn liền với ông).

Tesla làm mọi thứ liên quan đến số 3. Ông bắt mình đi bộ quanh một ngôi nhà 3 vòng và đếm bước trong khi đi. Khi ông ở khách sạn sẽ lựa một số phòng có thể chia hết cho 3.

2. Isaac Newton (1643 – 1727)

Được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại nhưng cũng là người khó đoán nhất. Tâm trạng Newton có thể thay đổi rất nhanh, từ hưng cảm đến trầm cảm, nên theo các chuyên gia nhận định, ông có thể mắc chứng rối loạn lưỡng cực kèm theo chứng loạn thần.

Việc ông khó khăn trong việc giao tiếp cũng có thể là bằng chứng của bệnh tự kỷ. Ngoài ra, các bức thư Newton để lại có một điểm chung luôn chứa đựng những ảo tưởng điên loạn, cho thấy dấu hiệu của chứng tâm thần phân liệt.

3. Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)

Mozart là một nhà soạn nhạc thiên tài, có khả năng sáng tác nhạc khi mới 5 tuổi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Mozats mắc nhiều rối loạn thần kinh bao gồm hội chứng Tourette và hội chứng Asperger.

Ông thường bị ám ảnh bởi những vật vô tri vô giác và cũng thường lặp lại một số cử chỉ, hành động như người tự kỷ. Mozart cũng từng nhảy lên bàn lên ghế kêu và nhào lộn như mèo. Các bức thư của ông cho thấy biểu hiện của chứng nhại lời - hướng giao tiếp của những người bị tự kỷ.

4. Ludwig Wittgenstein (1889-1951)

Ludwig Wittgensten là nhà triết học nổi tiếng người Áo, người đã có những cống hiến đáng kể trong việc phát triển ngôn ngữ triết học, học thuyết toán học và logic. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng không bình thường. Cha ông là một người đàn ông khó ưa, dễ nổi nóng và có tới 3 người con, là các anh em của Ludwig đều đã tự sát.

Bản thân Ludwig cũng có những hành vi kỳ lạ. Thành tựu nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông – tác phẩm "Tractatus Logico-Philosophicus" (Luận Cương Triết-Logic ) được xem như một ví dụ điển hình về quá trình tư duy của người tự kỷ. Ông là người dễ cáu giận và tuyên bố rằng không nhìn thấy "nhân tính" ở bất kỳ ai.

5. Michelangelo Di Lodovico Buonarroti Simoni (1475-1564)

Michelangelo là một trong những nghệ sỹ vĩ đại nhất của thời cổ đại. Ông là một nghệ sỹ đa tài, tài năng của ông thể hiện rõ ràng qua những tác phẩm điêu khắc, tranh, và thơ.

Để có thể làm nên tác phẩm với độ hoành tráng như thế đòi hỏi họa sĩ phải có sự tập trung cao độ. Theo “Tạp chí tiểu sử y tế” năm 2004, khả năng đó đến từ sự rối loạn trí óc, cụ thể là hội chứng Asperger.

Thủa niên thiếu, Michelangelo gặp khó khăn trong việc xây dựng những mối quan hệ, thiếu kỹ năng giao tiếp và luôn sống trong cô đơn, chỉ có một vài người bạn. Ông chỉ làm việc đơn độc và hoàn toàn bị ám ảnh bởi các tác phẩm của mình. Ngoài ra, những thành viên nam trong gia đình ông cũng có triệu chứng tương tự.

6. Albert Einstein (1879-1955)

Einstein - cha đẻ của thuyết tương đối, có những triệu chứng phổ biến của chứng Asperger (một dạng tự kỷ nhẹ). Từ khi 7 tuổi, Einstein đã sống cô độc và thường lặp đi lặp lại các câu nói. Einstein cũng nổi tiếng vì cách phát ngôn khó hiểu.

Ngay cả khi đã trưởng thành, những biểu hiện không bình thường vẫn tiếp tục. Dù kết giao nhiều bạn mới, có vô số cuộc tình và tham gia phát biểu về các vấn đề chính trị, ông vẫn bị coi là người mắc chứng Asperger. Những người này không có kỹ năng giao thiệp với xã hội, bị ám ảnh bởi các vấn đề phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.

7. James Joyce (1882-1941)

Nhắc đến văn học Ireland, không ai không biết đến James Joyce. Với những tác phẩm bất hủ của mình, James Joyce được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất tới phong trào văn mới của thời kỳ đầu thế kỷ 20.

Thời niên thiếu, ông đã thể hiện trí thông minh tuyệt vời cùng những ám ảnh kỳ lạ được thể hiện khá rõ qua các tác phẩm như "Ulysses" "Finnegan's Wake" được viết theo cách rất khó hiểu mà một số học giả cho rằng nó có liên kết với chứng tự kỷ. Trong một cuộc phỏng vấn, ông từng nói: "Mục đích của tôi là khiến cho người đọc phải dành cả cuộc đời để hiểu các tác phẩm của mình".

8. Kurt Godel (1906 – 1978)

Godel là một nhà logic học và toán học xuất sắc. Godel không có vẻ gì là bị mắc bệnh tâm thần nhưng ông lại luôn có ảo giác bị người khác đầu độc.

Chứng ảo giác nặng dần khi về già, đến nỗi, ông chỉ có thể ăn thức ăn do vợ nấu và phải để bà nếm trước. Thậm chí khi vợ ông nhập viện, Godel vẫn không dám ăn gì cả và đã chết đói.

Cập nhật: 25/11/2017 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video