Mặc dù đã có rất nhiều giả thiết giải thích cho phong cách kỳ lạ này của các họa sĩ truyện tranh, một trong những câu trả lời được ưa thích nhất là các siêu anh hùng thường mất đi bố mẹ từ rất sớm, nên không có ai nói cho họ rằng phải mặc quần lót ở bên trong quần.
Tuy nhiên, lời giải thích thực tế lại đơn giản và ít hài hước hơn rất nhiều. Theo Julius Schwartz (nhà biên tập nổi tiếng của hãng DC Comics từ 1944 – 1986 và đứng đằng sau rất nhiều siêu anh hùng mặc quần lót ra ngoài như Superman), thiết kế này chỉ đơn giản lấy nguồn cảm hứng từ những vận động viên xiếc nhào lộn trên không và những tay vật vào thời đó.
Tất nhiên, những đô vật, vận động viên xiếc và cả siêu anh hùng đều không mặc đồ lót ra ngoài, mà họ chỉ mặc những chiếc quần short giống đồ lót ra bên ngoài quần legging. Bởi siêu anh hùng thường sở hữu sức mạnh phi thường và phải thực hiện những động tác tuyệt diệu khi đánh nhau với tội phạm, họ cần trang phục kiểu như vậy. Đó cũng là sự lựa chọn mà những họa sĩ truyện tranh siêu anh hùng dành cho các nhân vật đầu tiên của mình.
Hai trong số những bằng chứng đầu tiên có thể tìm thấy ở Flash Gordon (1934), vốn truyền một phần cảm hứng cho trang phục của Superman (1938). Sự thay đổi lớn nhất nằm ở màu sắc của bộ trang phục và hơn nữa Superman còn có áo choàng (một trong những siêu anh hùng đầu tiên có áo choàng).
Tất nhiên, không ai cấm người hâm mộ nghĩ rằng siêu anh hùng vẫn mặc quần lót ra ngoài bởi thực ra điều này cũng có lý. Superman và cả những nhân vật khác thường mặc đồ siêu nhân ở bên trong thường phục.
Ảnh: comicvine.com
Không phải ai cũng biết: nhân vật Superman đầu tiên được sáng tác bởi Jerry Siegal và Joe Shuster không giống như người anh hùng mà chúng ta biết ngày nay. Thay vào đó, đây từng là một nhân vật xấu xa và bị hói đầu với rắp tâm thống trị thế giới trong tập The Reign of Sueprman 1933. Trong tập truyện này, một nhân vật có tên Bill Dunn đang chờ món súp tại nhà hàng thì được Giáo sư Ernest Smally cho đồ ăn và quần áo. Đổi lại, anh ta phải tham gia vào thí nghiệm của Giáo sư.
Vị Giáo sư đưa cho Dunn một vị thuốc khiến anh ta có khả năng thần giao cách cảm, rồi sau đó là năng lực siêu nhân. Trong nỗ lực bá chủ thế giới, anh ta đã giết Giáo sư Smalley để rồi khám phá ra rằng năng lực của mình chỉ là tạm thời, trừ khi có thêm thuốc để uống. Không tìm ra cách chế tạo thuốc, Superman mất đi sức mạnh và lại trở về làm người xin súp.
Sau khi truyện được viết một năm, Siegal đã viết lại nhân vật Superman trở thành một anh hùng chiến đấu chống lại cái ác trong xã hội. Tên của Superman cũng được đổi từ "Bill Dunn" thành "Clark Kent", sau hai diễn viên Kent Taylor và Clark Gable.