Tại sao trên cơ thể cá có các đường chéo?

Phần lớn loài cá trên hai mặt của cơ thể có các đường chéo có tác dụng rất lớn với cuộc sống của loài cá. Cảm giác của các đường chéo với chấn động trong nước vô cùng nhạy cảm, nó có thể giúp cho cá cảm nhận được tình hình môi trường xung quanh.

 
Dưới lớp vảy cá là những đường chéo rất nhạy cảm có tác dụng lớn tới cuộc sống loài cá (Ảnh: fssbirding)
Khi xung quanh có những con cá bơi qua hoặc gặp phải chướng ngại vật nào đó, làn nước xung quanh cơ thể cá phát sinh ra những chấn động. Các đường chéo không những có thể cảm nhận được những chấn động rất nhỏ của dòng nước, mà còn có thể cảm nhận được những âm thanh xung quanh, bởi âm thanh cũng truyền được trong môi trường nước.

Ngoài ra, ở nơi sâu của biển rất tối, mắt không thể phát huy tác dụng, mà một số loài cá mắt của chúng về tác dụng đã bị thoái hóa, cá chỉ có thể dựa vào đường chéo để hiểu được tình hình xung quanh. Nhờ có đường chéo, cá có thể mặc ý bơi lội trong đám đá sỏi.

Sở dĩ các đường chéo có được công năng này là vì nó có tổ chức thần kinh hoàn chỉnh. Trên những đường chéo bên ngoài mình cá có một số lỗ nhỏ, những lỗ nhỏ này nối tiếp với những ống sợi đường chéo dưới da, trên vách ống có rất nhiều tế bào cảm giác, cuối những dây thần kinh trên tế bào cảm giác, nó đến thằng nào bộ thông qua các thần kinh đường chéo, hình thành một mạng lưới thần kinh thống nhất, khiến cho bộ não của cá có thể kịp thời cảm nhận được những chuyển động làn sóng của nước, đồng thời nhanh chóng có phản ứng.

H.T (Theo Hỏi đáp khoa hoc)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video