Tận mục loài sò khổng lồ nặng 3 tạ của Việt Nam

Sò tai tượng có thể đạt chiều dài đến 1,5m và nặng 300kg. Đây là loài động vật thân mềm lớn nhất trên trái đất.


Sò tai tượng
có tên khoa học là Tridacna gigas, được phát hiện năm 1521. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 20m quanh các rạn san hô ở vùng nước ấm Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, trong đó có quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Chúng có màu sắc vô cùng sặc sỡ. Đặc biệt, chúng có thể sống tới 100 năm.


Sò tai tượng là loài động vật lưỡng tính, sò tai tượng đẻ trứng và phóng tin trùng vào trong nước. Trứng sẽ được thụ tinh ở môi trường bên ngoài. Sò tai tượng chỉ có một cơ hội duy nhất trong đời để tìm cho mình nơi sinh sống ưng ý. Chúng không bao giờ “chuyển nhà”: khi tìm được một rạn san hô phù hợp, chúng sẽ ở đó cả đời.


Sò tai tượng là một loài trai có vỏ cứng, dày và có từ 4-7 nếp gấp dọc trên vỏ. Vỏ của sò tai tượng khổng lồ cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài cá nhỏ sống trong rạn san hô. Bên trong lớp vỏ là lớp màng áo gồm nhiều màu. Trong đó có thể có màu nâu đồng, vàng hoặc xanh lá cây. Không bao giờ có hai chú sò tai tượng có cùng một kiểu màu sắc trên màng áo. Những chấm nhỏ trên màng áo có vai trò như những chiếc “cửa sổ” để ánh sáng mặt trời lọt vào.


Lớp màng áo của sò tai tượng nối với hai ống dẫn ra môi trường bên ngoài: một ống hút nước vào trong và hấp thụ phù du trôi nổi, ống còn lại đưa nước đã lọc ra bên ngoài. Mỗi ngày sò tai tượng có thể lọc đến cả trăm lít nước. Khả năng lọc nước tự nhiên này khiến cho sò tai tượng hấp thụ các chất độc hại trong nước biển như ammoniac, nitrat,… giúp duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nơi chúng sinh sống.


Đây là loài thân mềm khổng lồ này sống bằng cách hút dinh dưỡng được tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể của mình. Bên cạnh đó, chúng còn hút tất cả các loài sinh vật phù du có trong nước vào cơ thể rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.


Vòi, thịt sò tai tượng được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh việc lấy thịt để chế biến thức ăn, vỏ sò còn được sử dụng để làm đồ trang trí hoặc nghiền bột thành kem dưỡng da.


Việc thu hoạch quá mức khiến cho loài động vật này bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng.

Cập nhật: 12/10/2021 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video