Tạo bọt từ gỗ

Các nhà khoa học tại Đại học Freiburg, Đức đang thực hiện dự án có tên gọi Biofoambark nhằm tận dụng phế phẩm trong ngành công nghiệp gỗ, biến chúng thành dạng bọt dùng trong xây dựng.

Nguyên liệu thô cho biofoam là chất tannin trong vỏ cây, xử lý đúng cách sẽ tạo ra loại bọt cứng, ép chúng lại sẽ thành các tấm cách nhiệt cho các tòa nhà, đặc biệt là loại bọt này không bị cháy. Bên cạnh đó dự án Biofoam còn được nhóm nghiên cứu hướng đến chế biến gỗ thải thành nhiên liệu sinh học.

Dự án Biofoam đã tạo được sự chú ý của các chuyên gia tại Hiệp hội Fraunhofer, nơi trao tặng giải thưởng cho hạng mục công trình xanh. Các nghiên cứu Biofoambark được hỗ trợ bởi chính phủ Đức thông qua Cơ quan Tài nguyên tái sinh. Trường đại học Freiburg còn được Viện Frauhofer tài trợ để nghiên cứu phát triển hiệu quả hơn đối với nguồn năng lượng mặt trời.

Trường đại học Freiburg không phải là nơi đầu tiên nỗ lực chế tạo bọt từ gỗ mà theo Gizmag, các nhà khoa học ở Đại học Hebrew, Jerusalem cũng đang tiến hành chế tạo bọt từ phế phẩm của các nhà máy giấy.

Theo Thanh Niên, Gizmag
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video