Các nhà khoa học của ĐH Harvard vừa tạo ra được các tế bào mầm cho 10 chứng rối loạn di truyền. Điều này cho phép xem xét các căn bệnh phát triển trong một đĩa thí nghiệm. Thành tựu này, sử dụng một kỹ thuật mới, giúp thúc đẩy nỗ lực tìm ra giải pháp điều trị một số bệnh khó chữa nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng họ đã có kế hoạch tạo ra nhiều dòng tế bào sẵn có giúp công tác nghiên cứu của một số nhà khoa học khác.
GS. George Daley và các cộng sự tại Viện Tế bào mầm Harvard đã sử dụng các tế bào da bình thường và tủy xương từ những người mắc một số loại bệnh khác nhau như: Parkinson, Huntington và Down để sản xuất các tế bào mầm.
Doug Melton, một trong các lãnh đạo Viện cho biết, những tế bào mới này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu quan sát quá trình phát triển của bệnh ở trên 1 chiếc đĩa, từ đó giúp tìm ra quá trình nào đang phát triển đúng, quá trình nào phát triển sai. “Tôi nghĩ trong những năm tới chúng ta sẽ thấy được rằng kỹ thuật này thực sự mở ra một cánh cửa đối với phương pháp điều trị mới các căn bệnh thoái biến” - ông nói.
Kỹ thuật này nạp chương trình mới vào các tế bào, cung cấp cho chúng một số đặc tính luôn biến sắc của các tế bào mầm phôi, có khả năng đi vào tất cả các loại mô như tim, thần kinh và não.
Với các tế bào mầm phôi, các nhà khoa học hi vọng sẽ tăng tốc được quá trình nghiên cứu y học.
Biểu đồ minh họa các dòng tế bào do bệnh nhân ALS trực tiếp tạo ra. (Ảnh: Reuters) |
Tháng 11/2007, nhóm nghiên cứu ở Wisconsin và Nhật Bản là những người đầu tiên báo cáo rằng họ đã đưa chương trình mới vào được các tế bào da, và một điều nữa đó là các tế bào này đã hoạt động như các tế bào mầm trong chuỗi thí nghiệm ở phòng lab.
Tuần trước, một nhóm các nhà khoa học khác thuộc Đại học Harvard cho biết họ đã đưa chương trình mới vào được các tế bào da của 2 bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (Amyotrophic Lateral Sclerosis - ALS, còn gọi là bệnh Lou Gehrig’s) và nuôi chúng phát triển thành các tế bào thần kinh.
Melton cho biết những dòng tế bào mới chuyên biệt này “thể hiện 1 tập hợp các căn bệnh thoái biến, những căn bệnh vẫn chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu và quan trọng hơn, không có một loại động vật nào tỏ ra phù hợp với nghiên cứu".
Ông này cũng cho hay họ vừa xây dựng một phòng thí nghiệm mới, sử dụng làm nơi lưu trữ các tế bào, cung cấp cho các nhà khoa học khác đang nghiên cứu về những căn bệnh kể trên.
GS. Daley cho biết ông mong đợi các dòng tế bào mầm được sẽ được phát triển cho nhiều loại bệnh hơn, và nhấn mạnh: “Đây mới chỉ là đợt sóng bệnh tật đầu tiên”. Nhiều căn bệnh khác mà các nhà khoa học vừa tạo ra các tế bào mầm thuộc Loại 1, hay bệnh trẻ con, tiểu đường; 2 loại loạn dưỡng cơ bắp (muscular dystrophy), bệnh Gaucher và một chứng rối loại di truyền hiếm gặp được biết là “Bubble Boy Disease”(hội chứng suy giảm miễn dịch phối hợp nặng).
Daley nhấn mạnh rằng các tế bào được nạp chương trình mới không xóa bỏ nhu cầu hay giá trị nghiên cứu các tế bào mầm phôi.