Tàu tiếp tế cho ISS khởi hành sáng hôm nay theo giờ Việt Nam

Đã 13 tháng kể từ khi tên lửa Antares mang theo tàu Cygnus phát nổ trong nhiệm vụ chở hàng tiếp tế cho Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Sau hơn một năm khắc phục sự cố, hôm nay, chuyến bay tiếp theo của Cygnus sẽ được NASA và đối tác của họ Orbital ATK khởi động trở lại.

Orbital ATK tái khởi động chuyến bay vận chuyển hàng hóa lên ISS

Orbital ATK cùng với SpaceX hiện đang là hai nhà cung cấp thương mại duy nhất cho các chuyến bay của NASA vận chuyển hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Tuy nhiên, dường như đang có một vận xui đeo đuổi hai hãng bay không gian của người Mỹ. Hơn một năm trước là vụ nổ tên lửa Antares của Orbital ATK và hồi cuối tháng 6, SpaceX cũng thất bại trong sự kiện phóng thử Falcon 9.


Tên lửa Antares phát nổ trong nhiệm vụ năm ngoái.

Tất cả các chuyến bay của người Mỹ lên ISS đã bị gián đoạn từ 14 tháng 4, sau nhiệm vụ cuối cùng CRS-6 của SpaceX. Điều này khiến cho các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế buộc phải ở trong tình trạng thiếu vật tư thiết bị, mặc dù một vài đợt tiếp tế của Nga và Nhật đã được thực hiện.

Có thể thấy rằng, đang có một áp lực khá lớn đặt lên chuyến bay của Cygnus. Không chỉ là giải quyết vấn đề nhu yếu phẩm cho ISS, nếu chuyến bay thành công, đây sẽ là điểm đánh dấu sự quay lại của Mỹ trong vai trò nhà cung cấp thường xuyên cho Trạm vũ trụ quốc tế.

Chính vì vậy, để đảm bảo sự cố một lần nữa không xảy ra, Orbital ATK đã sử dụng một tên lửa truyền thống thay cho mẫu thử nghiệm Antares của họ. Tàu Cygnus sẽ bay cùng Atlas V, một tên lửa đáng tin cậy hơn rất nhiều. "Đây là một dấu mốc quan trọng, sự quay trở lại của Cygnus đánh dấu sự hiện diện thường xuyên của Mỹ trong nhiệm vụ chở hàng cho ISS", Randy Gordon, giám đốc Dự án hỗ trợ bay của NASA cho biết.


Tàu Cygnus có một chút nâng cấp so với năm trước.

Phiên bản tàu Cygnus bay năm nay có một chút nâng cấp so với thế hệ trước. Chiều dài tàu đã giảm xuống còn hơn 6m. Tuy nhiên, nó lại có khả năng vận chuyển nhiều hơn 25% hàng hóa so với phiên bản của năm ngoái. Hệ thống pin mặt trời cũng có thay đổi trong thiết kế và cách vận hành. Các tấm pin nhẹ hơn và sẽ trải rộng hình vòng cung chứ không phải các mảng chữ nhật như truyền thống.

Lần này, NASA sẽ gửi lên ISS một loạt các dụng cụ thí nghiệm trong đó trọng tâm đáng chú ý là các thiết bị mới giúp nghiên cứu vi khuẩn và vi sinh vật. Các kiện hàng đã được đóng gói từ trước rất lâu, do vậy, họ không thể gửi thêm phụ tùng để khắc phục một sự cố mất điện trên ISS mới đây.

Tàu Cygnus lần này mang tên S.S. Deke Slayton II, nó được đặt theo tên một phi hành gia trong dự án Mercury 7 của NASA. Dự kiến S.S. Deke Slayton II sẽ rời bệ phóng vào 5:55 p.m. EST, khoảng 5:55 sáng ngày 4 tháng 12 theo giờ Việt Nam.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video