Tàu vũ trụ sợ rác

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phải hoãn kế hoạch phóng tàu vận tải của Nhật Bản lên Trạm không gian quốc tế hôm nay vì sợ nó va phải một mảnh rác vũ trụ đang bay quanh trái đất.

Space cho biết, mảnh rác, vốn là một phần của một vệ tinh cũ của Nga, không phải là hiểm họa đối với Trạm không gian quốc tế (ISS). Song nó có thể va chạm vào H-2 Transfer Vehicle – tàu vận tải không người lái đầu tiên của Nhật Bản – sau khi nó cất cánh.

Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản muốn phóng tàu vận tải vào 16h05 GMT ngày 30/10, nhưng các nhà khoa học NASA dự đoán rằng mảnh rác kia có thể bay qua không phận phía trên địa điểm phóng tàu vào thời gian đó. Vì thế NASA quyết định hoãn phóng tàu cho tới 17h30 GMT cùng ngày. 

Ảnh minh họa tàu vận tải H-2 Transfer Vehicle của Nhật Bản. (Ảnh: Spacedev)

Kể từ khi Liên Xô đưa vệ tinh Sputnik 1 vào không gian cách đây 51 năm, loài người đã tạo ra hàng chục triệu mảnh rác trong vũ trụ. Theo Daily Mail, miếng rác vũ trụ lớn nhất vẫn đang bay quanh trái đất là một vệ tinh viễn thông có tên Vanguard 1. Nó được Mỹ phóng lên vào năm 1958, ngừng hoạt động vào năm 1964.

Hiện có khoảng 800-1.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo và xấp xỉ 17.000 mảnh vỡ cùng vệ tinh chết. Con số đó quá lớn khiến Mạng lưới giám sát không gian của Mỹ không đủ nhân lực và thiết bị để theo dõi.

Phần lớn rác vũ trụ sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển khi rơi xuống mặt đất. Nhưng các vật thể lớn có thể chạm đất do không cháy hết. Chúng thường rơi xuống Thái Bình Dương hoặc những khu vực ít dân cư.

Theo Minh Long - Vnexpress, Daily mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video