Tay lạnh cóng vì mưa rét, đâu là cách làm ấm tay nhanh và an toàn nhất?

Trong tiết trời mưa rét giá buốt như thế này, bàn tay dường như cóng cứng lại mỗi khi "thò" ra ngoài. Vậy đâu là cách làm ấm tay nhanh nhất?

Thời tiết miền Bắc đang trải qua những ngày giá rét với nền nhiệt xuống thấp, kèm theo mưa nên việc phải lái xe ra đường quả là 1 sự cực hình.

Vừa rét vừa buốt, bàn tay thò ra ngoài cầm tay lái dường như cứng đờ, đỏ ửng vì cóng. Thế nên khi đến nơi, việc làm ấm tay là 1 trong những điều mà ai cũng làm đầu tiên. Vậy nhưng đâu là phương pháp làm ấm tay nhanh và an toàn nhất.

Cần nói rõ 1 chút, khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khiến khí huyết trong cơ thể bạn không được lưu thông dễ dàng. Nhiệm vụ của não là giữ cơ quan chủ chốt ấm bằng mọi giá, nếu cần phải hy sinh những bộ phận ngoại vi.

Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy phần đầu ngón tay, ngón chân dễ bị tê cứng, buốt giá... vì cơ thể đang dồn máu về trung tâm, hạn chế bơm máu đến vùng ngoại vi.

Bên cạnh đó, do tay là bộ phận phải thò ra ngoài, tiếp xúc với thời tiết giá buốt nên hiện tượng cóng sẽ diễn ra nhanh hơn. Chính vì thế, khi tới được nơi ấm áp, bạn cần ngay lập tức làm ấm khu vực đôi bàn tay này.

Cụ thể:

1. Chà sát, xoa 2 bàn tay vào với nhau


Xoa 2 lòng bàn tay thật nhanh vào nhau.

Đơn giản thôi mà, bạn hãy xoa 2 lòng bàn tay thật nhanh vào nhau, chà đến khi tay trở nên ấm nóng thì thôi.

Hành động này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn của mạch máu, hay nói đúng hơn là giúp kích thích não chuyển hướng phân bổ thêm lưu lượng máu đến bộ phận ngoại vi này.

Hoặc không bạn cũng có thể nắm chặt 1 tay lại, tay kia cọ sát vùng quanh bàn tay nắm chặt nhiều lần. Bạn đổi bên và làm tương tự, cũng có tác dụng để lưu thông máu huyết, làm nóng bàn tay.

2. Lấy 1 cốc nước ấm, ôm phía ngoài chiếc cốc


Ôm 1 cốc nước ấm sẽ giúp tay bạn ấm trở lại.

Ôm 1 cốc nước ấm sẽ giúp tay bạn ấm trở lại. Đó là do tay tiếp xúc với cốc nước ấm sẽ ấm lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, những mạch máu sẽ căng và dần dần nở ra. Đồng thời, nó truyền nhiệt lượng cho máu ở trong các dòng mạch. Lúc này, vì có tính đàn hồi nên mạch máu có thể khôi phục lại được trạng thái ban đầu. Chú ý: không để tay tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cốc quá nóng.

Bên cạnh đó, khi đi từ ngoài trời lạnh vào nhà, cơ thể bạn sẽ cần điều chỉnh thân nhiệt lại để phù hợp với điều kiện môi trường.

Nếu "cóng" quá bạn cũng có thể uống 1 cốc nước ấm (trà gừng nóng là 1 gợi ý hay). Bởi gừng là loại củ có vị cay, tính ấm nên hiệu quả trong việc làm ấm cơ thể, giúp điều tiết nhiệt trong cơ thể chống lại cái lạnh bên ngoài.

Nhưng bạn TUYỆT ĐỐI KHÔNG...


Không nên hơ bàn tay lạnh cóng về phía lò sưởi hoặc ngâm tay vào trong nước nóng.

Lý do là bởi khi ở thời tiết lạnh, máu máu ở tay đang co rút lại. Mạch máu phía trong tay vẫn trong trạng thái bị co mà ngay lập tức tiếp xúc với nền nhiệt độ cao, máu trong mạch máu sẽ lập tức ùa vào, dễ gây hiện tượng sung huyết trở thành tụ huyết. Đồng thời, phần da lúc này sẽ chuyển từ trắng sang đỏ rồi từ đỏ sang tím.

Trong thời gian dài, những chỗ bị tụ huyết sẽ không có máu tươi chảy đến, thiếu oxy khiến da bị tê cứng, thậm chí hoại tử.

Vì thế khi tay đang bị tê cóng thì không nên đưa tay lên hơ trên lửa ngay lập tức mà để nhiệt độ của tay từ từ ấm lên.

Cập nhật: 09/01/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video