Tê giác trắng có nguy cơ tuyệt chủng cao

Các chuyên gia về động vật hoang dã cho biết, một trong những con tê giác trắng phương Bắc quý hiếm vừa qua đời tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya.

>>> Tê giác cái màu trắng quý hiếm chào đời
>>> Video: Vườn thú Australia khoe tê giác con

Theo AFP, con tê giác có tên là Suni. Suni đã qua đời tại khu bảo tồn Ol Pejeta vì nguyên nhân tự nhiên. Suni được cho là "cá thể đực cuối cùng có khả năng phối giống".


Hai cá thể tê giác trắng phương Bắc ở Kenya. (Nguồn: AFP)

Suni được sinh ra tại Vườn thú Dvur Kralove ở Cộng hòa Séc vào năm 1980.

Ngày 20/12/2009, bốn con tê giác trắng phương Bắc (trong đó có Suni) đã được đưa trở về Kenya, vùng đất tổ tiên của chúng từ Vườn thú Dvur Kralove ở Cộng hòa Séc.

Hai con đực và hai con cái đã làm một hành trình dài 7.300km từ vườn thú Dvur Kralove (Séc) đến khu dự trữ Ol Pejeta thông qua một dự án có tên là "Cơ hội sống sót cuối cùng".

Tinh trùng của những con đực sinh ra ở Dvur Kralove hiện đang được bảo tồn tại Viện nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz (IZW) ở Berlin, Đức.

Sau cái chết của Suni, trên thế giới chỉ còn khoảng 6 con tê giác trắng phương Bắc và tất cả chúng đều sống kiểu nuôi nhốt.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video