Thỏa thuận mới đạt được này là rất có lợi cho cả hai tổ chức. Nó là kết quả của vụ kiện của VeriSign chống lại ICANN trong năm 2004.
Với hơn 48,1 triệu tên miền ".com" hiện vẫn còn hoạt động với mức phí sử dụng 6USD một năm, thế độc quyền trong việc quản lý cung cấp chủng loại tên miền này hàng năm mang lại cho VeriSign ít nhất 288,6 triệu USD. Mức thu nhập này sẽ còn tăng cao hơn nữa khi tổ chức này đã nhận được sự ủng hộ cho việc tăng giá sử dụng tên miền.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là kết luận cuối cùng. Bản thỏa thuận này cần được sự thông qua của Bộ thương mại Mỹ. Nhưng đã có một thành viên thuộc quốc hội tỏ ý muốn bác bỏ thỏa thuận này, Rick Boucher - hạ nghị sĩ thành viên Đảng cộng hòa bang Virginia - cho biết trong một bức thư gửi chính quyền Washington trong tháng trước. Trong đó, hạ nghị sĩ Rich khẳng định thỏa thuận này thực sự là một "hành động phi cạnh tranh nghiêm trọng".
Trong một tuyên bố mới đây, VeriSign cho biết thỏa thuận duy trì đăng kí tên miền .com là tương đối giống với thỏa thuận đã đạt được trong năm ngoái với tên miền .net. "VeriSign cam kết tiếp tục xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng Internet nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người sử dụng Internet."
Tuy nhiên, thỏa thuận này lại không nhận được sử ủng hộ của những người sử dụng cũng như đại lý phân phối tên miền .com. Những đối tượng này cáo buộc ICANN và VeriSign đang nhằm đến mục tiêu thu lợi khi mà trong thỏa thuận này có nói đến việc hàng năm VeriSign phải trả cho ICANN một khoản từ 6 đến 12 triệu USD.
Hiệp hội vì sự minh bạch của ICANN (CFIT) đã tiến hành khởi kiện VeriSign và ICANN về vấn đề này. Trong hồ sơ vụ kiện, CFIT cho rằng đây là thỏa thuận không hợp pháp vì nó cho phép những tổ chức này tiếp tục duy trì thế độc quyền của họ. Thỏa thuận này hoàn toàn đi ngược lại những quy định chống độc quyền và luật cạnh tranh.
Trong khi đó, ICANN khẳng định tổ chức này phải thông chấp nhận thỏa thuận này để giải quyết vụ kiện với VeriSign.
Thỏa thuận này sẽ kéo dài đến hết năm 2012. Sau khi thỏa thuận này hết hạn thì có thể VeriSign vẫn có thể duy trì được thế độc quyền của mình bằng một thỏa thuận khác chăng?