Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Đây là 1 trong 2 chất độc đắt nhất thế giới, có mức giá "không tưởng"

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX. Đây là một loại độc tố tự nhiên có thể gây ra ngộ độc và tử vong ở người. Tetrodotoxin gây độc thông qua đường tiêu hóa. Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh mạnh. Tên của nó bắt nguồn từ bộ Cá nóc, một bộ bao gồm cá nóc, họ cá nóc nhím, cá mặt trăng, và họ Cá nóc gai; một số loài mang độc tố.

Cá nóc

Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà) với hàng trăm loài trên thế giới: ở Mỹ (gọi là pufferfish), ở Nhật Bản (gọi là fugu fish).... Ở Việt Nam gần 70 loài khác nhau. cá nóc sống ở nước mặn nhiều hơn ở nước ngọt. Loại cá nóc độc người dân ăn thường có thân dài từ 4 - 40cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, tinh hoàn và nhiều nhầt ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa cá đẻ trứng, chất độc đó gọi là tetrodotoxin (TTX).


Tetroditoxin có trong cá nóc được coi là một trong những chất có độc tính mạnh nhất đối với hệ thần kinh.

Tetroditoxin có trong cá nóc được coi là một trong những chất có độc tính mạnh nhất đối với hệ thần kinh và tim mạch, song những nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy có thể sử dụng chất độc này để điều chế thuốc tê, hạ huyết áp, điều trị các bệnh viêm phế quản, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hỗ trợ điều trị nghiện ma túy, rượu, thuốc lá...

Một số nguồn thực phẩm chứa độc tố tetrodotoxin

Trên thế giới hiện nay, vấn đề ngộ độc các thực phẩm chứa tetrodotoxin mà đặc biệt là ngộ độc cá nóc đã và đang là thực trạng nổi cộm, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng.

Tại Nhật Bản con số thống kê cho thấy trong 10 năm (1954-1963) nước Nhật có tới 1.962 người bị ngộ độc do ăn cá nóc, trong đó 1153 người bị tử vong (87,76% số người mắc). Con số thống kê của Ngành Vệ sinh Dịch tễ thế giới cho thấy, số người bị ngộ độc và chết vì cá nóc lên đến 60% trong tổng số các vụ ngộ độc do ăn các sản phẩm thuỷ sản.

Ở vùng biển nước ta có rất nhiều loài thủy sản có khả năng tạo ra độc tố. Có sáu loại độc tố tìm thấy trong thủy sản: tetrodotoxin - độc tố thần kinh, ciguatera, DSP - độc tố gây tiêu chảy, PSP - độc tố gây chứng liệt cơ, NSP - độc tố gây loạn thần kinh, ASP - độc tố gây chứng mất trí nhớ.

Trong các loài thủy sản, cá nóc chứa nhiều độc tố nhất. Người ta tìm thấy nhiều chất độc có ở các bộ phận khác nhau của cá như: trong buồng trứng có tetrodonin, axit tetrodonin, tetrodotoxin, trong gan có hepatoxin. Ở da và trong máu cá cũng tìm thấy các loại chất độc trên. Thịt cá thường không độc, nhưng khi cá chết, cá bị ươn thối, chất độc từ buồng trứng, gan sẽ ngấm vào thịt cá. Khi đó thịt cá trở nên độc.

Là 1 trong 2 độc tố đắt nhất thế giới

Là chất độc cực mạnh, có thể gây chết người trong tích tắc, nhưng nhiều quốc gia vẫn sẵn sàng trả 1 mức giá “không tưởng” để được sở hữu nó.

Giá thị trường của nó hiện nay dao động từ 100 – 300 nghìn USD/g, tương đương từ 2,3 – 6,9 tỷ đồng/g (tùy theo độ tinh khiết). Tetrodotoxin với độ tinh khiết trên 99% có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, chưa có quốc gia nào điều chế Tetrodotoxin thành thuốc.

Theo các nghiên cứu khoa học, Tetrodoxin chủ yếu được dùng như 1 chất giảm đau, gây mê, giải độc, an thần… Tuy nhiên, chất này lại rất hiếm và rất đắt đỏ. Sản lượng Tetrodotoxin hàng năm chỉ đạt từ 5 – 10kg.

Cập nhật: 15/07/2024 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video