Thăm "nghĩa địa" của hàng ngàn con tàu khổng lồ đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn

Một bãi cát yên bình ngoài bờ biển Kentish là nơi cư ngụ của hơn 1000 đắm, và cũng là một tàn tích lịch sử của chiến tranh.

Goodwin Sands là một bãi cát dài (khoảng 16km) ở cuối phía Nam của Biển Bắc, nằm cách ngoài khơi bờ biển Deal ở Kent, Anh khoảng 10km. Nơi đây sở hữu một hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài sinh vật biển đặc trưng, đồng thời được tổ chức Wildlife Trust đề nghị trở thành Khu bảo tồn biển trong tương lai.


Toàn cảnh bãi cát Goodwin.

Năm 2016, Goodwin phải đối mặt với nguy cơ biến mất vì ban quản lý bến cảng Dover lên kế hoạch nạo vét 2,5 triệu tấn cát để mở rộng cảng. Rất may, ban quản lý đã vấp phải sự cản trở của người dân do các yếu tố môi trường. Tuy nhiên cũng còn một lý do khác nữa, ấy là vì...

"Goodwin còn là nghĩa trang dưới nước lớn nhất nước Anh"

Ẩn giấu bên dưới bề mặt nước, Goodwin là một trong những địa điểm nguy hiểm nhất của kênh đào Anh. Những khi có bão quét qua, chúng có thể gây thảm họa chết người.


Ẩn giấu bên dưới bề mặt nước, Goodwin là một trong những địa điểm nguy hiểm nhất của kênh đào Anh.

Cuối tháng 11/1703, miền Nam nước Anh chứng kiến thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử. Cơn bão mang tên Great Storm đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 thủy thủ trên bãi cát này.

Trong số nhiều con tàu bị đắm đêm đó, có cả HMS Stirling Castle - một con tàu chiến khổng lồ. Năm 1979, nó được một thợ lặn người địa phương phát hiện, và kể từ năm 1980 được công nhận là xác tàu được bảo vệ theo Luật Bảo vệ Tàu chìm năm 1973.

Ngày 24/1/1809, một con tàu của Công ty Đông Ấn chở hàng hóa, gồm nhiều quặng sắt, súng đạn, mỏ neo và 48 tấn tiền xu cho người Ấn Độ đã khởi hành từ London tới Madras. Khi con tàu vượt qua bờ biển Kent, một luồng gió dữ dội đã đến bất thình lình khiến nó bị mắc cạn trên bãi cát Goodwin cùng với hai chiếc tàu khác vào đêm đó. Thật may mắn là chỉ có một người thiệt mạng trong sự kiện đêm đó.

Ba con tàu Đông Ấn cũng như HMS Stirling Castle chỉ là một vài trong số hơn 1.000 tàu bị chôn vùi dưới bãi cát Goodwin. Một số người tin rằng, số tàu đắm còn vượt trên con số 2.000.


Những con tàu bị mắc cạn hoặc nhấn chìm tại khu vực biển này.

"Toàn bộ khu vực này là một ngôi mộ chiến tranh tập thể" - Stephen Eades

Năm 2013, Dornier - máy bay ném bom cuối cùng được dùng trong Thế chiến II đã được phát hiện tại Goodwin. Nó đã bị bắn rơi trong cuộc Không chiến tại Anh vào năm 1940.


Khi bão quét qua, Goodwin có thể gây thảm họa chết người.

Tuy nhiên vẫn còn một số máy bay và phi hành đoàn của họ vẫn nằm sâu dưới lòng cát của Goodwin. David Brocklehurst thuộc Bảo tàng Kent Battle of Britain đã biên soạn một danh sách 60 chiếc máy bay được cho là "đã đổ bộ" hoặc "đã rơi" trên bãi cát Goodwin vào năm 1940. Trong số này, phi hành đoàn của ít nhất 50 chiếc được cho là đã bị giết hoặc mất tích.

Nạo vét Goodwin để mở rộng cảng vấp phải nhiều phản đối

Ban quản lý cảng Dover nói rằng những khu vực được bảo vệ sẽ không bị ảnh hưởng. Antony Greenwood, phát ngôn viên của hội đồng Ban quản lý nói rằng tiến trình nạo vét sẽ được giới hạn ở khoảng 0,22% tổng khối lượng cát của Goodwin, nghĩa là không ảnh hưởng đến tổng thế kết cấu của di tích.


Cát tại Goodwin đang mất dần.

Tuy nhiên, những người phản đối quan điểm trên cho rằng Goodwin là một hệ thống khép kín, có nghĩa cát là một thực thể, liên tục di chuyển vòng quanh. Nếu nạo vét ở khu vực này, thì cát ở những nơi khác trong hệ thống sẽ lấp trở lại, nên có thể làm ảnh hưởng tới những con tàu được bảo vệ. Nói cách khác, việc làm này có thể xóa sổ toàn bộ bãi Goodwin.

Các nhà sử học Không lực Hoa Kỳ sau đó phải kiểm tra tính chính xác của danh sách mà Brocklehurst đưa ra và điều này có thể làm đảo lộn quá trình nạo vét. Theo các điều khoản trong Luật Bảo vệ Quân đội (1986), hành động đó có thể phạm vào khu vực có mảnh vỡ máy bay quân sự, hoặc mộ phần của những người hy sinh trong quân đội.

Greenwood cho rằng thiệt hại tiềm ẩn với các di tích lịch sử có thể giảm đi khi có các nhà tư vấn khảo cổ, để đảm bảo các thủ tục được tuân thủ. Tuy vậy, trong một bức thư gửi tới Tổ chức Quản lý Hàng Hải, Hiệp hội Khảo cổ học cho rằng việc có những người quan sát trên các tàu nạo vét sẽ không giúp ích gì bởi vì "họ sẽ chỉ nhìn thấy những thiệt hại khi nó xảy ra rồi mà thôi".

Cập nhật: 27/01/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video