Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Kết quả vô số cuộc nghiên cứu và khảo sát đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết thú vị về các loài động vật.


Bạn có biết sữa hà mã màu hồng? Ảnh: jungleanimals.com

Sữa của hà mã có màu hồng.

2. Ngay cả một lượng nhỏ rượu cồn đổ lên một con bọ cạp cũng sẽ làm nó phát điên và tự chích vào mình cho đến chết.

3. Cá sấu không thể thè lưỡi của nó.

4. Con vật cao tuổi nhất từng được biết đến trên thế giới là một con trai 405 tuổi, được phát hiện năm 2007.

5. Cá mập, giống như các loài cá khác, có cơ quan sinh sản của chúng nằm trong lồng ngực.

6. Mắt của loài bạch tuộc không có điểm mù. Tính trung bình, não của một con bạch tuộc có 300 triệu tế bào thần kinh. Khi bị căng thẳng cực điểm, một số con bạch tuộc thậm chí ăn cả những chiếc vòi của nó.

7. Bộ não của voi nặng khoảng 6.000g, trong khi bộ não của mèo chỉ nặng xấp xỉ 30g.

8. Mèo và chó có khả năng nghe siêu âm.


Mèo con ngủ nhiều để giải phóng hoóc mông tăng trưởng. (Ảnh: WordPress).

9. Một con mèo cọ cọ vào cơ thể người không chỉ để bày tỏ tình cảm mà còn để đánh dấu lãnh thổ bằng các tuyến phát xạ mùi hương quanh mặt của nó. Khu vực đuôi và các chân cũng mang mùi hương của mèo. Theo các nhà khoa học, mèo ngủ trung bình khoảng 2/3 số thời gian trong một ngày. Ngoài ra, một nguyên nhân khiến mèo con ngủ quá nhiều là do một hoóc môn tăng trưởng chỉ được giải phóng trong giấc ngủ.

10. Cừu có thể sống sót tới 2 tuần trong tình trạng bị tuyết chôn vùi.

11. Con lợn thông minh nhất thế giới thuộc sở hữu của một giáo viên dạy toán ở Madison, bang Wisconsin (Mỹ). Nó có khả năng ghi nhớ các bảng tính nhân đến 12.

12. Mèo có vị giác được đánh giá là yếu kém. Chúng chỉ có 473 nụ vị giác (những hạt lấm tấm nhỏ trên lưỡi để cảm nhận các hương vị khác nhau), trong khi con số này ở người đã 9.000.

13. Thống kê cho thấy, mỗi lần giao phối của rắn chuông kéo dài tới ... hơn 22 giờ.

14. Các nghiên cứu phát hiện, loài ruồi bị điếc.

15. Giai đoạn đạt cực khoái của một con lợn kéo dài trong 30 phút.

16. Trong tình trạng thiếu nước, chuột túi (kangaroo) có thể chống chịu lâu hơn so với lạc đà.


Chó có 5 ngón ở các chân trước. (Ảnh: WordPress).

17. Chó có 4 ngón trên các chân sau và 5 ngón ở mỗi chân trước của chúng.

18. Tốc độ bay trung bình của ong mật là 24km/giờ. Chúng không bao giờ ngủ.

19. Gián có thể sống tới 9 ngày sau khi bị cắt lìa đầu.

20. Nếu bạn để một con cá vàng suốt thời gian dài trong bóng tối, nó cuối cùng sẽ chuyển sang màu trắng.

21. Kỷ lục bay đối với một con gà là 13 giây.

22. Loài vật gây tử vong nhiều nhất cho con người trên toàn thế giới là muỗi.

23. Bụng của kiến có hai dạ dày: một dạ dày chứa thức ăn cho bản thân và dạ dày thứ hai là kho chứa thực phẩm chia sẻ với những con kiến ​​khác. Theo các nhà khoa học, tuổi thị trung bình của của một con kiến ​​là 45 - 60 ngày.

24. Tiếng kêu quàng quạc của một con vịt không gây dội vang lại, và không ai biết tại sao lại như vậy.

25. Sao biển không có não. Chúng cũng nằm trong số ít những loài động vật có thể lộn ngược dạ dày của mình từ trong ra ngoài.

26. Mối hoạt động 24 giờ mỗi ngày và chúng không ngủ. Các nghiên cứu còn phát hiện, mối gặm nhấm gỗ nhanh gấp hai lần khi nghe nhạc rock nặng.


Hươu cao cổ con thường rơi từ độ cao 1,8 mét xuống khi chào đời. (Ảnh: Getty Images).

27. Khi một con hươu cao cổ con ra đời, nó rơi xuống từ độ cao 1,8 mét và thông thường không bị tổn thương gì.

28. Một con hổ không chỉ có lớp lông vằn vện mà da của chúng cũng vằn vện.

29. Chim kền kền bay mà không cần vỗ cánh.

30. Gà tây có thể sinh sản mà không cần giao phối.

31. Chim cánh cụt là loài chim duy nhất có thể bơi lội, nhưng không bay. Người ta cũng không tìm thấy bất kỳ con chim cánh cụt nào ở Bắc Cực.

32. Iceland, Nam Cực và Greenland là những nơi duy nhất không có kiến sinh sống.

33. Nọc của rắn hổ mang chúa chứa độc tính cao đến mức chỉ cần một gram cũng có thể giết chết 150 người.

34. Nọc độc của một con bọ cạp nhỏ nguy hiểm hơn nhiều so với nọc độc của một con bọ cạp lớn.

35. Chiều dài dương vật của một con hàu có thể "khủng" đến mức gấp 20 lần kích thước cơ thể của nó!

36. Tim chuột đập 650 lần/phút.

37. Bọ chét có thể nhảy cao gấp 350 lần chiều dài cơ thể của nó. Nếu cũng sở hữu khả năng đó, con người sẽ có thể nhảy một lần hết chiều dài của một sân bóng đá.

38. Các dấu vân tay của gấu túi (koala) hầu như không mấy khác biệt với dấu vân tay của con người. Điều đó khiến chúng có thể gây nhầm lẫn tại một hiện trường vụ án.


Chim bồ câu cái không thể đẻ trứng nếu không nhìn thấy một con chim bồ câu khác.
(Ảnh: CTV)

39. Chim bồ câu cái không thể đẻ trứng nếu có một mình. Để cho buồng trứng hoạt động, chim bồ câu cái phải nhìn thấy một con chim bồ câu khác.

40. Chuột túi (kangaroo) nhảy càng nhanh thì năng lượng nó tiêu thụ càng ít.

41. Voi nằm trong số ít loài động vật có vú không thể nhảy! Người ta cũng phát hiện rằng, voi vẫn đứng sau khi chết.

50. Các ve, một con ruồi được tìm thấy ở châu Phi, đã dành 17 năm cuộc sống của mình đang ngủ, và chỉ hai tuần là tỉnh táo trong thời gian đó bạn tình và sau đó chết.

51. Nhện có máu trong suốt.

52. Một số con sư tử giao phối hơn 50 lần một ngày.

53. Ốc sên thở bằng chân của chúng.

54. Chuột sinh sản nhanh tới mức chỉ trong 18 tháng, chỉ từ 2 con chuột bố, mẹ có thể cho ra đời tới 1 triệu người nối dõi.

55. Một loại ve sầu được tìm thấy ở châu Phi dành 17 năm trong cuộc đời của chúng để ngủ. Tổng cộng, chúng chỉ thức vài tuần trong các thời điểm giao phối và sau đó chết đi.

56. Nhím nổi trên nước.

57. Chuột lang nước (Capybara) là loài động vật xã hội, nó có thể chơi bời thân thiết với rất nhiều anh em khác như chó, mèo, lợn, gà, rùa và cả lạc đà.

58. Alex là con vẹt xám châu Phi đầu tiên trên thế giới tự đặt câu hỏi về sự tồn tại của nó: "Tôi màu gì?".

59. Bàn tay của con lười hoạt động khác hẳn với con người: Muốn xòe tay ra phải gồng vì vốn đã tự nắm chặt, đó cũng là lý do tại sao con lười chẳng bao giờ rơi xuống từ trên cây.

60. Mòng biển biết thực hiện "vũ điệu mưa" để lùa sâu bọ, giun dế ra khỏi mặt đất.

61. Lợn đất (Aardvark) có tập tính đào hang sâu và chúng vô tình trở thành chỗ trú ngụ cho nhiều loài vật hoang dã khi xảy ra cháy rừng.

62. Mangalitsa là loài lợn duy nhất thế giới có bộ lông dày ấm không khác gì cừu.

63. Sở dĩ hồng hạc có màu đỏ hồng vì chúng có thể hấp thụ sắc tố từ vỏ tôm, tép ăn hằng ngày.

Cập nhật: 24/09/2024 Theo Vietnamnet/Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video