Thế giới hoang dã trên hoang mạc Sahara

Hình ảnh Sahara trong tâm trí nhiều người là một hoang mạc mênh mông những đụn cát nhưng trên thực tế địa hình ở đây khá đa dạng.

Sahara là hoang mạc nóng lớn nhất và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chỉ sau hai hoang mạc lạnh giá châu Bắc cực và châu Nam cực, Sahara là hoang mạc lớn thứ ba trên thế giới.


Đây là hình ảnh nhiều người nghĩ về hoang mạc Sahara: một
biển các đụn cát. Trên thực tế, địa hình ở đây khá đa dạng.

Với diện tích 9,4 triệu kilômét vuông, Sahara, tiếng Ả rập nghĩa là “Hoang mạc lớn”, bao trùm hầu hết Bắc Phi, phủ lên những vùng lớn của Algeria, Chad, Ai Cập, Lybia, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Bắc Sahara, Sudan và Tunisia.

Sahara được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương ở rìa phía tây, núi Atlas và biển Địa Trung Hải ở phía bắc, Biển Hồng hải ở phía Tây, Sudan và thung lũng sông Niger ở phía nam.

Hoang mạc được chia thành các vùng tây Sahara, trung tâm dãy núi Hoggar (Ahaggar), dãy núi Tibesti, dãy núi Air, một vùng núi hoang mạc và cao nguyên, hoang mạc Ténéré và hoang mạc Libyan, vùng khô cằn nhất.

Ở phía Bắc, Sahara vươn tới biển Địa Trung Hải tại Ai Cập và các vùng của Lybia. Tại Cyrenaica và Maghreb, Sahara chịu ảnh hưởng khí hậu Địa Trung Hải nhiều hơn với mùa mưa vào mùa Đông.


Dãy núi Hoggar ở Algeria nằm ở trung tâm Sahara

Các thành phố lớn được đặt tại Sahara bao gồm Cairo (Ai Cập), Tripoli (Lybia), Nouahchott, thủ đô của Mauritania, Tamanrasset, Ouargla, Bechar, Hassi Messaoud, Ghardaia và El Oued tại Algeria, Timbuktu tại Mali, Agadez tại Niger và Faya-Largeau tại Chad.

Khí hậu và địa hình của Sahara

Gió hướng đông bắc ở Sahara có thể thổi mạnh như cơn bão xoáy và thường làm dậy sóng bão cát. Một nửa vùng Sahara có lượng mưa ít hơn một inch mỗi năm và nửa còn lại nhận được lượng mưa khoảng 4 inch (10cm) mỗi năm. Những cơn mưa bất chợt thường là những trận mưa rào.

Hình ảnh Sahara trong tâm trí nhiều người là một hoang mạc gồm những đụn cát và có những dải cồn cát, một vài trong số đó trải dài tới 180 mét. Tuy nhiên, hầu hết vùng Sahara là hoang mạc đá, một loại cảnh quan hoang mạc gồm rất ít cát và được tạo bởi những cao nguyên đá khô cằn, khắc nghiệt.

Ngoại trừ dòng sông Nile, các con sông và dòng chảy của Sahara bất thường và xuất hiện theo mùa. Sông Nile chảy qua hoang mạc bắt nguồn từ trung tâm châu Phi và đổ vào Địa Trung Hải.

Vùng trung tâm của Sahara rất hiếm thực vật. Phía bắc và phía nam của hoang mạc, cùng với các cao nguyên có các bãi cỏ thưa thớt và bụi cây hoang mạc.

Động vật ở Sahara

Hàng nghìn năm trước đây, Sahara có đủ nước cho người và động vật có thể tồn tại trên rìa sa mạc. Có những bằng chứng cho rằng hoang mạc này đã có thời là nơi sống của những loài động vật vùng sông nước như cá sấu. Các hóa thạch khủng long, bao gồm Afrovenator, Jobaria và Ouranosaurus cũng đã được phát hiện tại đây.

Các hình vẽ trên đá thời tiền sử cũng đã mô tả các loài đã từng sống trên Sahara một thời tươi tốt như gia súc, hươu cao cổ, voi và sư tử.

Ngày nay, có rất ít nước và thực vật để duy trì sự sống ở hầu hết vùng Sahara. Một vài ngoại lệ là thung lũng Nile, một vài ốc đảo và các cao nguyên phía bắc, nơi các loài thực vật Địa Trung Hải như là cây ôliu được phát hiện.

Sự thay đổi diễn ra khoảng năm 1600 trước Công nguyên sau khi sự dịch chuyển của trục Trái đất làm nhiệt độ nóng lên và giảm lượng mưa.

Lạc đà, loài vật thường được gắn làm biểu tượng của Sahara, xuất hiện tại hoang mạc khoảng năm 200 sau Công nguyên. So với loài ngựa mà chúng thay thế, lợi thế của lạc đà là chân mềm để cho chúng có thể di chuyển nhanh chóng, dễ dàng qua cát và khả năng để tồn tại trong 17 ngày mà không cần thực phẩm và nước uống.

Các loài gặm nhấm, rắn và bọ cạp phát triển mạnh ở môi trường hoang mạc. Sahara là nơi cư ngụ của loài bọ cạp tử thần chiều dài có thể lên tới gần 4 inch. Nọc độc của chúng chứa những lượng lớn agitoxin và scyllatoxin.

Trong số 40 loài gặm nhấm được phát hiện thêm tại Sahara là chuột nhảy, chuột và sóc. Để tránh nóng, chuột nhảy đào các hố bên dưới cát hoang mạc tới phần đất ẩm hơn.


Addax nasomaculatus, hay linh dương sừng xoắn
là loài động vật có vú bản xứ lớn nhất tại Sahara.

Addax nasomaculatus, hay linh dương sừng xoắn là loài động vật có vú bản xứ lớn nhất tại Sahara. Loài vật này di chuyển thành từng bầy nhỏ khắp Tây Sahara, Mautitania và Chad.

Thay vì uống nước, nó lọc ẩm từ cỏ và bụi cây hoang mạc. Các móng guốc quá cỡ giúp con vật này có thể khéo léo di chuyển trên cát lỏng của hoang mạc.

Chó rừng và nhiều loại linh cẩu thuộc trong số các loài ăn thịt sống trên Sahara. Với cân nặng ít hơn 1,4kg, cáo hoang mạc là một loài ăn thịt khác sống trong hố các đụn cát vào ban ngày và săn mồi vào ban đêm.

Tham khảo: Livescience

Theo Giáo Dục, Livescience
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video