Thế giới “kì thú” của vi khuẩn trong cơ thể người

Một nghiên cứu mới khẳng định về tính hữu ích cũng như tầm quan trọng của vi khuẩn đối với cơ thể người.

Tìm hiểu những loại vi khuẩn sống trong cơ thể người

Nhiều người vẫn hay nghĩ rằng vi khuẩn là những vị khách “không mời mà đến” xâm nhập vào cơ thể và gây nên đủ thứ bệnh phiền phức. Tuy nhiên, thực ra chúng chiếm tới 90% tế bào sống trong cơ thể (chỉ riêng đường ruột của con người thôi đã chứa đến 2kg vi khuẩn) và có vai trò rất quan trọng.


Hình ảnh siêu chân thực của những vi khuẩn tí hon (màu xanh lá và xanh dương) trên da chúng ta. Có rất nhiều loại vi khuẩn được tìm thấy trên da, đặc biệt là ở tuyến mồ hôi và nang tóc, đó cũng chính là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá đáng ghét.


Hình ảnh phóng đại của loại vi trùng khuẩn cầu trên bề mặt của tế bào. Mỗi con vi trùng này là một sinh vật sống hoàn toàn.

Tiến sĩ Roy D.Sleator, giảng viên của Viện công nghệ Cork, Hạt Kerry, Ailen đã dành 4 năm để nghiên cứu đề tài về mối quan hệ tương tác giữa con người và các loại vi khuẩn để tìm hiểu về những tác động của chúng đối với cơ thể chúng ta.

“Vi khuẩn cần phải được xem như một bộ phận thực sự trong cơ thể với năng suất làm việc còn cao hơn rất nhiều so với gan”.

Trước đây, vai trò của vi khuẩn tự nhiên hầu như bị xem nhẹ nhưng một phân tích mới nhất về cấu trúc DNA trong môi trường đã tiết lộ về sự đa dạng cũng như tính thiết thực của quần thể vi sinh vật này. Có khoảng 500 loài vi khuẩn khác nhau trong cơ thể con người. Ở một người trưởng thành, con số ước tính là khoảng 100 nghìn tỷ tế bào.


Hình ảnh ấn tượng của vi khuẩn e.Coli đang sử dụng những chiếc đuôi của mình để “bơi” trong ruột của chúng ta.


Ảnh chuỗi các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi.

Số lượng những vi trùng ký sinh có thể gây nguy hại cho chúng ta có thể nói là cũng khá đông đảo nhưng nói chung, đa phần vi khuẩn tồn tại là có ích cho cơ thể chúng ta, giúp con người sống khỏe và lâu hơn. Sự tương tác giữa người và vi khuẩn là mối quan hệ cộng sinh. Chúng hấp thụ thức ăn trong cơ thể chúng ta nhưng đổi lại giúp con người sản xuất vitamin, tăng khả năng tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại tác động của những vi khuẩn “xấu” hay mầm bệnh nguy hiểm.

Như ta có thể thấy trong tự nhiên, vật nuôi thường dễ bị mắc bệnh và có tuổi thọ ngắn hơn nhiều so với động vật hoang dã dù chúng được sống trong môi trường sạch sẽ, an toàn hơn rất nhiều. Đó là minh chứng sống động nhất cho vai trò quan trọng của vi khuẩn.


Phần đuôi của một vi khuẩn hình que điển hình với những chiếc lông nhỏ mọc tua tủa. Đại diện tiêu biểu cho chúng có thể kể đến vi khuẩn Escherichia coliSalmonella (vi khuẩn gây nên chứng ngộ độc thực phẩm).


Những loại vi khuẩn hình que khác với phần tiên mao (có cấu tạo giống tóc) ở đuôi để giúp chúng di chuyển.

Theo Kenh14
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video