Quen nhau trong mấy ngày lội rừng ở lâm ngư trường Sông Trẹm, trước khi chia tay, kỹ sư Phùng Hữu Chính - làm việc ở Trung tâm nghiên cứu ong Hà Nội - tặng tôi tờ tạp chí Con Ong của Viện nghiên cứu ngành ong Trung ương. Tất nhiên, tờ tạp chí đã giúp tôi hiểu thêm rất nhiều về con ong ở góc độ khoa học.
Ngàn vết đánh của ong
Xin cảm ơn các nhà khoa học đã đưa tấm thân cho ong đánh đến hàng trăm, hàng ngàn vết để chúng ta có những tư liệu đầy lý thú về xã hội của loài ong.
Một trong những con người dũng cảm ấy mà tôi có may mắn được gặp là kỹ sư Trần Quốc Thái, năm nay chưa đầy ba mươi tuổi. Thái được Trung tâm nghiên cứu ong Hà Nội phân công về lâm ngư trường Sông Trẹm để nghiên cứu kinh nghiệm của nghề gác kèo ong truyền thống ở
“Xã hội pháp quyền” của côn trùng
Thái nói, con ong quản lý xã hội của chúng có những cái độc đáo mà con người cần rút kinh nghiệm. Chẳng hạn như cái tổ ong có đến bảy tám chục ngàn lao động mà chỉ một mình con ong chúa chỉ huy, không có trợ lý, không có phó giám đốc, không phòng tổ chức hành chính, cũng không có phòng kế toán, tài vụ, phòng nhân sự, công đoàn… nói chung là không có bộ máy gián tiếp. Dưới ong chúa chỉ có hai nhóm chuyên môn là ong đực và ong thợ. Ở chúng không xảy ra chuyện đấu đá nội bộ hay tranh chức tranh quyền, lại càng không có chuyện móc ngoặt, hối lộ hay ăn cắp của công. Chính vì sự liêm khiết và tinh thần đoàn kết ấy mà
Ong đực không làm gì khác ngoài chức năng giao phối - một thứ nghĩa vụ và quyền lợi của đàn ông. Một nhiệm vụ rất vinh quang cho sự sinh tồn nòi giống nhưng cũng đầy bi kịch, có nghĩa là sau một phút huy hoàng rồi... chết ! Nhưng để được giao phối với ong chúa, chúng phải tổ chức một cuộc thi tài vô cùng nghiệt ngã: đàn ong đực bay theo ong chúa hàng chục giờ trên độ cao ba mươi mét, cuối cùng chỉ một con thắng cuộc, sau đó tất cả đều chết.
Ong thợ ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng, chúng còn rất giỏi trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Có thể nói mỗi con ong thợ là một diễn viên múa rất tài hoa. Kỹ sư Thái nói rằng mỗi điệu múa của chúng có một ngôn ngữ riêng, ví dụ như trên đường đi lấy mật, chúng nhảy điệu tango; khi phát hiện hoa tràm, chúng nhảy điệu slow; khi gặp con người, chúng chuyển sang điệu lambada...
Ông Ba Rựa làm nghề gác kèo ong ở U Minh gần sáu chục năm, năm nay ông đã gần chín mươi tuổi, lưng còng, sức yếu nhưng vẫn không chịu bỏ nghề. Thậm chí đến mùa ăn ong, ông bỏ nhà vô rừng cất chòi ở, mặc cho con cháu khóc lóc năn nỉ ông về, ông vẫn ở miết trong
Kèo ong, ai gác?
Tôi được mời dự một cuộc hội nghị của Đoàn Phong Ngạn với gần một trăm người làm nghề gác kèo ong. Hỏi ra, hầu như không có ai khẳng định rằng cái nghề gác kèo ong nuôi sống được gia đình. Nhưng rốt cuộc, chẳng những họ không bỏ được nghề mà còn dốc tâm truyền lại cho con cháu, dù biết rằng rừng U Minh mỗi ngày cứ thu hẹp lại, hoa tràm cứ tiếp tục nghèo đi. Trong hội nghị này có mấy người khách quốc tế tới tham dự và phát biểu ý kiến trao đổi về nghề gác kèo ong, ông Vincen - một chuyên gia nghiên cứu nghề nuôi ong của thế giới, đại diện cho Uỷ ban khoa học kỹ thuật vì Việt Nam của Hà Lan đang đầu tư cho chương
Nghe ông nói, tôi cố đi tìm hiểu xem ông tổ của nghề gác kèo ong là ai và vì sao gọi là Đoàn Phong Ngạn. Cuối cùng cũng không ai biết được, kể cả người cao tuổi nhất là ông Ba Rựa. Ông Ba Rựa chỉ kể đại khái rằng ngày xưa, vài trăm năm trước, người ta phát hiện ra rằng ong mật chỉ làm tổ trên những cây tràm bị gãy nằm nghiêng giống như cây kèo nhà. Thực tế đó đẻ ra cái nghề gác kèo ong, rồi nghề dạy nghề, kinh nghiệm tích luỹ dần qua nhiều thế hệ để đi đến sự hoàn thiện như một quy trình kỹ thuật. Ngày xưa rừng dày đặc, người ta phải dọn một khoảng trống cho ánh sáng chiếu vào rồi gác cây kèo trong đó. Khi đàn ong trinh sát đi tìm nơi xây tổ, gặp cái khoảng trống có khúc cây nằm nghiêng, xung quanh không có cỏ rác, không có ổ nhện, chúng dùng một điệu múa báo hiệu cho cả đàn bay đến. Hai mươi ngày sau, khi tổ ong đầy mật và mật đủ độ chín, người thợ rừng đến dùng cây đuốc bằng sậy khô và lá tràm tươi để un khói xua đàn ong bay đi, họ dùng dao cắt lấy gần hết phần mật và nửa phần ong non. Vài phút sau đàn ong trở lại, ong thợ lập tức xây lại nhà cửa và lấy mật mang về dự trữ. Cứ mỗi lần như thế, người thợ rừng thu được từ 5 đến 10 lít mật trên mỗi tổ ong. Mỗi vụ mùa thu được ba lần, mỗi năm chia làm hai vụ theo hai mùa bông tràm. Hồi xưa, người thợ rừng có thể thu được mỗi năm hàng ngàn lít mật.
Mỗi năm, trước mùa ăn ong, các Đoàn Phong Ngạn họp nhau làm heo cúng rừng, khấn vái trời đất, thần linh phù hộ và thề sống chết có nhau. Ông Ba Rựa kể rằng hồi ông còn trai trẻ, có một người từ vùng trên xuống đây xin vào Đoàn Phong Ngạn nhưng lại có máu tham. Hành nghề chưa được bao lâu, ông ta đi ăn trộm tổ ong của người khác. Bị phát hiện, ông ta bị trục xuất ra khỏi đoàn. Nhưng trước khi đi, đoàn buộc ông ta phải bàn giao toàn bộ số kèo ong lại cho người bị trộm. Luật của Phong Ngạn là như vậy, cả đời ông Ba Rựa chỉ chứng kiến một trường hợp phạm luật duy nhất xảy ra.
Bây giờ, trở lại U Minh gặp những người thợ rừng cao tuổi, hỏi chuyện ăn ong ngày xưa, các cụ kể lại một cách say sưa hào hứng. Nhưng khi hỏi chuyện ăn ong bây giờ, các cụ thở ra đầy tiếc nuối, mắt đăm chiêu nhìn những cánh rừng lồi lõm như da beo.
Võ Tố Nhi