Thế giới sắp có mưa sao băng nhân tạo?

Một tiến sĩ thiên văn học kiêm doanh nhân người Nhật Bản nói rằng cô đang tiến hành một kế hoạch tạo ra mưa sao băng nhân tạo nhằm mang đến nhiều điều thú vị cho mọi người.

Mưa sao băng nhân tạo?

Lena Okajima, tiến sỹ thiên văn học kiêm doanh nhân người Nhật đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng cô đang có một kế hoạch táo bạo - tạo ra mưa sao băng nhằm đem đến điều gì đó thật ý nghĩa cho mọi người xung quanh. Okajima đã và đang hợp tác với các nhà khoa học và nhiều kỹ sư khác tại trường ĐH Nihon (Tokyo, Nhật Bản) chế tạo ra một vệ tinh với chiều rộng khoảng 50 cm, có thể tạo và phóng ra hàng chục bong bóng nhỏ vào không gian.

Khi được phóng ra ngoài những quả bóng này có vận tốc tối đa lên tới 80km/h và lao nhanh xuống Trái Đất. Công thức hóa học của những quả bóng đặc biệt này hiện vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ, chúng có thể thay đổi màu sắc khi thay đổi một số công thức hóa học.

Thêm vào đó, vệ tinh này cũng sẽ gửi về các thông tin thu thập được từ bầu khí quyển phục vụ nghiên cứu cho các nhà khoa học qua những dải mưa sao băng nhân tạo. Okajima đang hy vọng sẽ có những tổ chức hay cá nhân đứng ra để hỗ trợ cho dự án đặc biệt này trong thời gian tới.


Chế tạo mưa sao băng nhân tạo sẽ là một dự án mang lại nhiều điều thú vị

Ông Nguyễn Đức Phường, chuyên gia nghiên cứu về thiên văn - vũ trụ cho biết: "Mỗi năm, chúng ta có cơ hội quan sát bằng mắt thường khoảng 8 trận mưa sao băng lớn. Các trận mưa sao băng này thường lặp lại từ năm này sang năm khác."

Ví dụ, mưa sao băng Lyrids các năm trước xuất hiện vào ngày 22 - 23/4 thì năm nay vẫn sẽ lặp lại vào ngày 22 - 23/4. Nguyên nhân là do trên quỹ đạo của Trái đất có một số đám thiên thạch và bụi nhỏ.

Chúng là kết quả để lại sau những lần xuất hiện của các sao chổi. Các hạt bụi này phân bố theo quỹ đạo hình elip quay quanh Mặt trời theo chu kỳ nhất định và cắt ngang quỹ đạo của Trái đất.

Khi Trái đất đi xuyên qua đám bụi này, nhiều mảnh thiên thạch nhỏ bị hấp dẫn của Trái Đất hút về phía mình. Chúng lao qua khí quyển và bốc cháy, người ta gọi đó là mưa sao băng.

Theo VietQ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video