"Thế giới sẽ bốc hỏa"

Đông Á là một trong hai khu vực có nhiều khả năng xảy ra xung đột bắt nguồn từ việc môi trường bị phá hủy do khí hậu thay đổi. Tình trạng này liên hệ mật thiết tới các cuộc xung đột trên thế giới. Đó là hai kết luận mới nhất của Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) đưa ra vào cuối tháng 6.

Trong 35 năm tới, các nhà khoa học dự báo các mảng băng tuyết trên dãy Himalayas sẽ biến mất. 500 triệu người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và 250 triệu người khác sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp.

Nước biển Bangladesh sẽ dâng cao, và 34 triệu người dân ở đây sẽ không thể ở nơi mà hiện tại họ đang ở. Ấn Độ tìm cách ngăn không cho người Bangladesh tràn qua bằng việc xây tường dài tốn hàng tỉ đôla và sẽ xây xong trong năm nay.

Nước trở thành nguồn tài nguyên quý giá và có thể tạo ra chiến tranh giữa Syria và Israel. Biển Galilee lấy nước từ Cao nguyên Golan do Israel chiếm giữ. Những người định cư Israel có phần nước gấp 7 lần phần nước dành cho người Syria.

Một cánh đồng bị khô hạn nặng ở tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh minh họa: AFP)

Nhưng châu Phi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước biển sẽ tăng cao tới 30%, 25-40% thiên nhiên của nước này sẽ biến mất vào năm 2085. Đánh nhau để tranh giành tài nguyên đang diễn ra ở khắp khu vực. Căng thẳng gia tăng và xung đột tại Sudan là ví dụ điển hình. 

Sudan - nước có diện tích lớn nhất ở châu Phi, nằm giữa giao điểm vùng Sừng châu Phi và Trung Đông “có thể sẽ không bao giờ có hòa bình nếu vấn đề môi trường đang bị phá hủy trầm trọng theo tốc độ phi mã ở đây không được đề cập đến”. Đất trở nên cằn khô, sa mạc hóa. Trong 40 năm qua, có hơn 100 km ở nước này trở thành sa mạc. Trong 15 năm qua, 12% rừng nước này biến mất. Thực tế, trong một thập kỷ nữa, nhiều vùng sẽ không còn rừng. Lượng mưa giảm 40%. Theo các nhà khoa học, lý do là hiện tượng nóng lên trên trái đất.

Báo cáo của LHQ cho rằng “thế giới sẽ bốc hỏa” vì thay đổi môi trường, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trái đất nóng lên, và xung đột bắt đầu khi con người phải di cư sang các vùng khác kiếm sống vì không thể sống được ở môi trường cũ khi khí hậu thay đổi.

Đầu năm nay, Anh đã sử dụng quyền Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của mình để đưa ra vấn đề thay đổi khí hậu liên quan tới xung đột. “Cái gì khiến chiến tranh xảy ra?”, Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett hỏi rồi tự trả lời: “Đánh nhau để giành nước, lương thực, đất đai".

"Không có bữa trưa miễn phí”

Ngày 20-6 là sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Barry Commoner, nhà môi trường học được coi là người đầu tiên trên thế giới đưa ra cảnh báo rằng trái đất là hữu hạn. “Loài người đang khai thác Trái đất quá mức”, khiến nó thay đổi. Suy nghĩ độc đáo của ông trong những năm 1960 đã không được nhiều người tiếp nhận. Đến nay, ông trở thành nhà tiên tri về môi trường trái đất, nổi tiếng với bốn quy luật sinh thái học:

* Mọi thứ đều liên quan mật thiết đến nhau. Chỉ có một bầu khí quyển cho tất cả sự sống trên trái đất, và bất kỳ thứ gì ảnh hưởng đến thứ khác đều ảnh hưởng đến mọi thứ còn lại;

* Mọi thứ đều phải đến một nơi nào đó. Không có chuyện rác rưởi bị “vứt đi”, nó chỉ bị giấu đi khỏi mắt con người. Nó vẫn còn đó, trong môi trường sống của chúng ta;

* Thiên nhiên là bậc kỳ tài, biết mọi thứ. Loài người cố tạo ra công nghệ để vượt mặt thiên nhiên, nhưng những sự thay đổi thiên nhiên sẽ để lại hậu quả;

* Không có gì là “bữa trưa miễn phí”. Trong thế giới tự nhiên, mọi thu lợi đều phải trả giá. Tất cả các món nợ đều sẽ phải thanh toán sòng phẳng giữa các bên để có sự cân bằng.

Liệu con người đã vượt ra khỏi điểm hạn định đến mức không thể quay lại chưa?

Với những người bi quan, như Achim Steiner, giám đốc điều hành UNEP, khi trả lời phóng vấn báo chí, thì “đã muộn". Với những người lạc quan thì họ cho rằng chưa. Vẫn còn thời gian để loài người sửa chữa sai lầm, hàn gắn lại những vết thương trên thân trái đất mà chúng ta đã gây ra, sống hòa bình với môi trường.

KHỔNG LOAN (Từ London)

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video