Cách đây không lâu, 2 nhà khoa học Nga - Vushoski và Korninova đã tiến hành nghiên cứu những đặc tính năng lượng cần thiết để chuyển dịch các phân tử tự do của nước từ trạng thái không liên kết vào các hốc rỗng và ngược lại.
Kết quả cho thấy, có thể điều chỉnh được cấu trúc của nước - tức số lượng các phân tử tự do của nước trong các hốc rỗng nhờ tác động của áp xuất, nhiệt độ và từ trường.
Như vậy nước đã được "tích điện" này sẽ giữ nguyên cấu trúc đó trong một thời gian dài.
Trong điều kiện tự nhiên, các hốc rỗng trong kết cấu phân tử nước đa cạnh có thể chứa các phân tử khí thiên nhiên và hình thành nên các hydrat dạng tinh thể.
Các hydrat dạng tinh thể mà ta thường gặp trong các lớp băng vĩnh cửu, dưới đáy biển và đại dương là loại hydrat cacbon của khí mê-tan. Nó trông giống như tuyết mới rơi, về nguyên tắc nó có thể được sử dụng như 1 loại nhiên liệu thứ cấp, song mặt khác nó lại rất nguy hiểm đối với sự sống trên Trái đất.
Ngay từ năm 1988 nhà địa chất người Anh – Ben Klernel đã đưa ra kết luận rằng, nguyên nhân của các vụ mất tích không để lại dấu vết của các tầu biển và máy bay ở vùng biển tam giác Bemuda chính là hydrat cacbon của khí mê-tan này. Dưới tác động của nhiệt lượng từ lòng đất bốc lên và các yếu tố khác, khí mê-tan bị tách ra từ hydrat tinh thể tạo thành các bóng khí khổng lồ dưới lớp bùn đáy biển.
Những bóng khí này, khi gặp một tác động dù nhỏ, ví dụ như chỉ là sự khuấy động của con cá voi ..thì những khí này sẽ thoát lên khỏi mặt biển. Khi đó nó sẽ quây lấy con tàu và nhấn chìm nó vào xoáy nước hình phễu khổng lồ.
Khối khí tạo thành và thoát lên khỏi mặt biển có thể bùng nổ khi cọ sát với không khí và gây nên những cái chết của máy bay đang bay.
Các nhà khoa học Úc – Dzoseph Monagan và Devid Mei đã tiến hành các thí nghiệm trên các mẫu tảu biển trong một bể nước với sự mô phỏng của máy tính điện tử, cho thấy xác suất những tai nạn mà nguyên nhân như nói ở trên là khá lớn.
Sự giải thoát khí mê-tan tương tự như vậy từ hydrat tinh thể và sau đó bùng cháy trong không khí sẽ còn có thể xảy ra và đưa đến các tai nạn bí hiểm trong tương lai.
Điều nguy hiểm đặc biệt cho hành tinh chính là sự ấm dần lên của khí hậu Trái đất do thải quá mức chất khí oxýt cacbon vào bầu khí quyển. Việc phá hủy sự cân bằng sinh thái do hậu quả của các hoạt động của con người sẽ thúc đẩy quá trình tách khí mê-tan trong hydrat tinh thể dướI đáy đại dương và đưa đến nhiều hậu quả khó lường cho sự sống trên Trái đất.
Việc đầu tiên của nhân loại nhằm hạn chế tiến trình nảy của tư nhiên – đó là sự ra đời của Hiệp ước Kyoto về ngăn chặn thải khí cacbon lên bầu khí quyển Trái đất.
Duy Khánh