Theo dấu loài cá voi - Phán quyết của tòa án và điều chưa biết về cá voi (Phần 2)

Dư luận bằng cách nào đó đã giúp đỡ cho chiến thắng âm thầm nhưng to lớn hơn của các nhà môi trường học trong việc buộc tòa án cấp cao nhất của quốc gia phải cân nhắc đến tình trạng của những con cá voi trong bối cảnh nảy sinh bất đồng về an ninh quốc gia. Đây là một điều người ta không dám nghĩ tới chỉ mới cách đây không quá lâu.

Vị thẩm phán, cùng với một thẩm phán khác, đã phải trích dẫn nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc áp dụng xôna với thảm họa mắc cạn của các động vật có vú biển, xuất huyết xung quanh não và tai, biến đổi nghiêm trọng trong hệ thần kinh trung ương, và các tổn thương ở các cơ quan quan trọng.

(Ảnh: Ivan Chermayeff)

Sau khi đưa ra đánh giá môi trường do chính Hải quân thực hiện về thiệt hại trên phạm vi rộng mà các hoạt động diễn tập của Hải quân có khả năng gây ra, thẩm phán cuối cùng đã đưa ra kết luận: “Theo quan điểm của tôi, tổn hại có khả năng xảy ra này không thể bị bỏ qua một cách dễ dàng, dù là phải đối mặt với nguy cơ không đạt hiệu quả trong hoạt động diễn tập đào tạo của Hải quân”. Hải quân đã đồng ý tiến hành các nghiên cứu về các động đối với môi trường trên diện rộng phối hợp thực hiện hướng đạo tiên tiến để tránh, bất cứ khi nào có thể, tiến hành diễn tập ở vùng gần với các loài cá voi.

Cuối cùng, tòa án tối cao bác bỏ quan điểm cho rằng việc sử dụng xôna có thể được xem là một bước ngoặt trong mối quan hệ giữa chúng ta và cá voi – đây là thời khắc mà những kiến thức mới về tập tính của đồng loại bí hiểm sống dưới biển của chúng ta buộc chúng ta phải xem xét lại và thương lượng lại về cái từng được coi là ranh giới khác biệt giữa thế giới của chúng ta và thế giới của cá voi. Các nhà khoa học đã ghi lại những tập tính ví dụ như sử dụng công cụ và sử dụng các chiến lược đi săn cộng đồng ở cá voi. Người ta cũng đã phát hiện ra rằng cá voi sát thủ cũng biết thương tiếc đồng loại đã chết của chúng.

Ba năm trước, các nhà nghiên cứu tại trường Y Mount Sinai tại New York nhận thấy trong não bộ của rất nhiều loài cá voi có nhiều nơron chuyên biệt ở mức cao có liên quan đến khả năng sử dụng ngôn ngữ - khả năng từng được cho là đặc điểm duy nhất của con người và một số ít các loài động vật linh trưởng. Quả thực như vậy, các nhà sinh vật học biển hiện cũng tiết lộ cá voi có sự đa dạng trong âm thanh chúng phát ra đồng thời chúng cũng có các cấu trúc và văn hóa xã hội phức tạp.

Chúng ta biết rằng cá voi cũng biết dạy và biết học. Chúng biết hỗ trợ, phối hợp và cũng biết đau thương. Chúng có thể tự nhận ra bản thân mình và đồng loại. Chúng nhận biết và chống lại kẻ thù. Có lẽ, đáng ngạc nhiên nhất là với những gì chúng ta đối xử với chúng, chúng vẫn, trong những trường hợp nhất định, học cách tin tưởng chúng ta thêm một lần nữa.

“Cá voi! Hai giờ!”, tiếng người lái thuyền kiêm hướng dẫn của chúng tôi, Ranulfo Mayoral, vang lên vào một buổi sáng tháng 3. Anh hướng mũi thuyền về phía cột nước phun lên trên ở phía tây hồ San Ignacio, Baja nơi tôi tìm đến với hy vọng trải nghiệm lần đầu tiên mối liên hệ giữa con người và cá voi. Chúng tôi đã ở trên chiếc thuyền đánh cá dài 18 feet có cái tên Dolphin II của Mayoral. Chưa đầy 20 phút sau, tôi với vai trò là nhà nghiên cứu tập tính của các loài động vật có vú biển cùng một nhóm 3 người quan sát cá voi khác – đã thấy được những con cá voi xám trong tầm ngắm. Thế nhưng lại một cột nước nữa phun lên ở phía chân trời của Thái Bình Dương, sau đó là một chiếc đuôi lấp lánh bởi ánh mặt trời đột nhiên xuất hiện như thể đang múa ba lê.

(Ảnh: Ivan Chermayeff)

Cá voi luôn lảng tránh chúng ta, vì vậy mà chúng trở nên thật hấp dẫn. Tuy là những sinh vật lớn nhất trên trái đất, chúng lại dành phần lớn thời gian sống khép kín trong môi trường của chúng, ngoài tầm quan sát của chúng ta. Chúng gần như là những sinh vật ngoài hành tinh vậy. Ngoài những con cá thỉnh thoảng đi lạc hoặc nạn nhân bị mắc cạn trên bãi biển, cá voi chỉ đến thăm chúng ta trong chớp nhoáng khi chúng ngoi lên để thở hoặc nhảy trên mặt nước: cảnh tượng ngoạn mục này vẫn luôn khiến các nhà khoa học trăn trở, có người cho rằng đó là hình ảnh hoàn mỹ còn người khác lại cho rằng cá voi đang cố gắng loại bỏ những kẻ ăn bám trên cơ thể chúng. Do cá voi xám tại Baja hay lảng tránh con người, chúng khiến các nhà khoa học băn khoăn bởi một lý do đối lập hoàn toàn: chúng dường như không thể tiếp cận với con người cho đủ.

Khi tôi liên lạc với Frohoff – chuyên gia nghiên cứu cá voi – hồi tháng 1 tại Seattle – nơi bà sống khi đó, bà nói rằng bà sẽ tới Baja để làm nghiên cứu về sự tương tác giữa con người và cá voi. Cứ mỗi mùa đông và đầu xuân, cá voi xám – thành viên của gia đình cá voi tấm sừng (đặt theo tên của các tấm keratin trong miệng mà cá voi dùng để lọc thức ăn) đều xuất hiện tới hàng ngàn con ở những con phá ấm áp, yên tĩnh ở bờ biển phía tây Baja. Tại đây cá voi mẹ sinh và nuôi dưỡng con non trong vòng 2 đến 4 tháng trước khi chúng bắt đầu di cư lên phía bắc đến vùng tìm kiếm thức ăn thuộc các vùng biển cận cực ở mũi Bering và biển Chukchi. Thời gian nuôi dưỡng con non như thế này thường là lúc các loài động vật có vú sống khép kín nhất và cảnh giác cao độ nhất, nhưng rất nhiều con cá voi xám tại Baja, theo lời Frohoff, chúng lại coi chuỗi ngày sinh và nuôi con như là một bữa tiệc kéo dài. Bà nói: “Điều này thật kỳ lạ. Đúng vào thời gian chúng ta cho rằng chúng sẽ đề phòng cao độ thì chúng lại sống tập thể một cách không tin được. Chúng sẽ tiến lại gần những con thuyền, để con người chạm vào chúng, xoa vào miệng và lưỡi chúng”.

(Còn tiếp)

Theo dấu loài cá voi - Bí ẩn sự kiện cá voi mỏ khoằm mắc cạn (Phần 1)

G2V Star (Theo The New York Times)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video