Thí nghiệm "nước lạ" giúp dập lửa nhanh và hiệu quả chưa từng thấy

Thứ nước lạ này là gì và bằng cách nào nó có thể dập lửa hiệu quả gấp nhiều lần nước thường đến vậy? Bạn nghĩ nước là cách dập lửa hiệu quả nhất? Không đâu, bằng chứng có thể được thấy ngay dưới đây.

Bạn có thể thấy đám lá khô đang cháy trong hình, dù được dội thẳng nước vào nhưng ngọn lửa gần như vẫn không hề suy chuyển.

Vậy phải làm thế nào để tăng hiệu quả dập lửa của nước? Chỉ cần cho thêm 0,1 % một chất lạ vào, bạn sẽ có ngay thứ "nước lạ" với hiệu quả dập lửa rất tuyệt vời.

Hãy cùng thử xem thí nghiệm dập lửa từ hai ngọn nến dưới đây. Trong đó, người ta sẽ nhỏ nước thường vào cây nến bên trái và nước "lạ" vào nến bên phải.

Sau giọt đầu tiên, nến bên trái vẫn cháy bình thường, còn ngọn lửa bên phải thì dường như bị tách làm đôi.

Tiếp tục đến giọt thứ hai, ngọn lửa bên trái vẫn vậy, không suy chuyển, trong khi ngọn lửa bên phải gần như tắt ngúm, chỉ còn le lói.

Và chỉ cần giọt thứ 3, ngọn lửa bên phải đã bị dập hoàn toàn. Trong khi đó, ngọn nến bị nhỏ nước thường vẫn không suy chuyển, dù nhỏ đến giọt thứ 4, 5.

Kỳ diệu chưa? Vậy chất kỳ lạ này là gì, và tại sao thêm nó vào nước lại khiến nước có khả năng "bá đạo" đến như vậy?

Lý giải hiện tượng

Trước tiên chúng ta cần hiểu bản chất của ngọn lửa - đó là quá trình oxy hóa nhanh chóng, sinh nhiệt và phát sáng. Hay nói cách khác, lửa cháy được phải cần có oxy trong không khí, và muốn dập lửa cần phải tách nguồn cháy khỏi oxy.

Tiếp theo, chúng ta xét đến khái niệm: chất lỏng lưu Newton. Chất lỏng lưu Newton là chất có độ nhớt không đổi theo thời gian, không phụ thuộc vào tác động của ngoại lực như khuấy, ngoáy. Nước thường của chúng ta chính là chất lưu Newton.

Do có độ nhớt không đổi, khi nhỏ xuống nến, nước sẽ nhanh chóng chảy đi (do nến là một chất không thấm nước). Nhiệt độ của ngọn lửa cũng có giảm một phần, nhưng không đủ để dập tắt hoàn toàn, do đó lửa tiếp tục lấy oxy trong không khí và bừng cháy tiếp.

Ngược lại với chất lỏng lưu Newton, chất lỏng phi Newton có độ nhớt phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy, vào nhiệt độ và áp suất. Ví dụ như sơn tường, sơn lỏng có thể sơn rất dễ, nhưng khi bám vào tường thì độ nhớt thay đổi, giúp chúng không chảy trên bề mặt thẳng đứng.

Vậy còn "nước lạ" ở đây là gì? Chất "lạ" được thêm vào nước để tạo thành "nước lạ" là một polymer - với tác dụng biến nước trở thành một chất lỏng phi Newton. Khi nhỏ vào ngọn nến, thay vì chảy đi như nước thường, "nước lạ" sẽ bám quanh khu vực cháy, tạo thành một lớp màng ngăn cách nguồn phát lửa với không khí. Và kết quả như bạn đã thấy, chỉ sau 3 giọt nước, ngọn lửa đã được dập tắt, cho hiệu quả hơn hẳn.

Chúng ta có thể xét thêm mức hiệu quả của "nước lạ" với trường hợp đám lá cháy đầu tiên.

Cả hai đám lá đều được thấm nước, sau đó châm lửa đốt. Kết quả cho thấy chỗ lá cây có "nước lạ" không thể bắt lửa.

Nếu vẫn chưa thỏa mãn, mời bạn xem thêm video dưới đây:

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video