Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

"Lửa địa ngục" cháy suốt 60 năm ngay bên dưới "thị trấn ma" ở nước Mỹ

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Trước năm 1962, Centralia, Pennsylvania, là một thị trấn khai thác mỏ phát triển. Tuy nhiên, điều đó thay đổi khi ngọn lửa bùng lên vào tháng 5 năm ngoái. Dù nhà chức trách không rõ điều gì châm ngòi cho đám cháy, kết quả rất dễ thấy. Ngọn lửa cháy lan vào mê cung hầm mỏ bên dưới thị trấn, gây thiệt hại dọc đường. Những khe nứt xuất hiện trên mặt đất, khiến khí gas và khói lan khắp thị trấn, và phần lớn cư dân buộc phải sơ tán. Ngày nay, sau 62 năm, ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy, theo IFL Science.

Theo Business Insider, thị trấn Centralia bắt đầu bốc cháy từ năm 1962. Cách ngọn lửa bùng lên vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng các nhà hoa học có thể giải thích tại sao ngọn lửa vẫn cháy liên tục.

Centralia nằm trên một số mỏ than đá lớn nhất thế giới. Đây từng là phát hiện may mắn cho thị trấn ở thế kỷ 19 bởi than đá là một trong những nguồn năng lượng chính, cung cấp chất đốt cho cuộc Cách mạng Công nghiệp.


Ngọn lửa ở thị trấn Centralia đã cháy suốt 50 năm qua. (Ảnh: Hypescience).

Trước khi đám cháy bắt đầu, Centralia dựa vào ngành công nghiệp khai thác mỏ trong hơn một thế kỷ. Chìa khóa đối với sự thành công của thị trấn là mỏ than anthracite dồi dào bên dưới bề mặt của nó. Ngay khi khu mỏ bắt đầu mở cửa, khu Centralia được sáp nhập 1866. Ban đầu, thị trấn có tên Centreville nhưng đổi tên vào năm1865 sau khi Bộ Bưu điện Mỹ chỉ ra đã có một thị trấn cùng tên ở quận Schuylkill. Vào thập niên 1890, thị trấn này là nơi ở của hơn 2.700 người phụ thuộc vào khu mỏ. Ngay cả khi thời kỳ Đại suy thoái ập tới, buộc nhiều khu mỏ đóng cửa, thị trấn vẫn phát triển.

Trong suốt thời gian tồn tại, những đám cháy không hiếm gặp ở Centralia. Một số đám cháy bùng lên ở các khu mỏ trong thế kỷ 19 và 20, gây thiệt hại ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, không tai nạn nào có thể sánh ngang với đám cháy năm 1962. Nhà chức trách không biết chính xác ngọn lửa bùng lên khi nào hoặc bằng cách nào. Một giả thuyết phổ biến là đám cháy bắt đầu từ bãi rác ở Centralia, vốn là một trong những hầm mỏ được chuyển đổi thành bãi đổ rác. Vào thời đó, hội đồng thị trấn muốn giải quyết vấn đề rác thải thu hút nhiều chuột và gây ra mùi khó chịu. Tháng 5/1962, họ muốn dọn bãi rác trước dịp lễ ở Centralia và giải pháp của họ là đốt bãi rác.

Có thể ngọn lửa lan sâu vào hầm mỏ, khiến một mạch than bắt lửa và mở rộng thành đám cháy lớn hơn nhiều. Do hầm mỏ trải rộng và đan xen bên dưới toàn thị trấn, toàn bộ hoạt động khai thác mỏ phải dừng lại do khói chứa carbon monoxide quá độc hại. Đám cháy lan xa vào mạng lưới đường hầm đến mức việc xử lý dường như bất khả thi. Người dân ở Centralia được đền bù để chuyển đi nơi khác.

Than đá cháy chậm và ổn định, có nghĩa cần một thời gian dài để nó cháy hết. Chỉ cần có đủ nhiệt, nhiên liệu và oxy để duy trì, ngọn lửa sẽ không tắt. Đó là lý do tại sao ngọn lửa bốc lên từ mỏ than đá có thể cháy dữ dội trong nhiều thập kỷ.


Centralia ở đầu mũi tên trên bản đồ Google Map. (Ảnh: Google Map).

Ngày nay, ngọn lửa ở Centralia bao phủ 15,5km2 và lan rộng 23m mỗi năm. Các nhà nghiên cứu dự đoán ngọn lửa có thể tiếp tục cháy trong 250 năm tới. Khoảng 1.000 cư dân sống ở Centralia ở thời điểm ngọn lửa mới xuất hiện lúc đầu cho rằng nó chỉ gây bất tiện đôi chút. Nhưng suy nghĩ của họ thay đổi khi khói lưu huỳnh và carbon monoxide bắt đầu lọt ra ngoài hầm mỏ, gần như làm các cư dân ngạt thở. Ngọn lửa dưới lòng đất cũng khiến mặt đất nứt nẻ, dẫn đến hố sụt xuất hiện khắp mọi nơi.

Các nhà chức trách ở thị trấn cố gắng dập tắt ngọn lửa trong vô vọng suốt nhiều năm. Họ khoan hố xuống hầm mỏ và lấp cát để chặn nguồn không khí, nhưng cách này không hiệu quả. Họ buộc phải dừng lại vào thập niên 1980.

Chính quyền bang đóng cửa Centralia năm 1992 và phần lớn cư dân đã rời đi. Ngày nay, chỉ có hơn chục người còn sống ở đó. Thị trấn trở thành nơi thể hiện tác phẩm graffiti của các nghệ sĩ tự do. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Trên khắp thế giới, có hàng nghìn đám cháy do đốt than đá, tất cả gần như đều không thể dập tắt. Nguy cơ ngày càng gia tăng. Những vỉa than lộ thiên tiếp xúc với oxy và dễ bắt lửa do hoạt động của con người hoặc quá trình hóa học tự nhiên. Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là những nước có số đám cháy do đốt than đá cao nhất thế giới.

Cập nhật: 17/04/2024 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video