Thìa, dĩa bằng đồng và bạc tự tiêu diệt vi khuẩn sau 8 tiếng

Nếu bạn có một vài đồ dùng ăn uống bằng bạc, dù cũ, hãy xem xét đến việc sử dụng chúng.

Toàn bộ vi khuẩn trên thìa, dĩa bằng đồng và bạc sẽ chết sau 8 tiếng

Đã từng có rất nhiều câu chuyện và nghiên cứu đặt ra vấn đề chúng ta đang lạm dụng xà phòng diệt khuẩn. Triclosan, tác nhân diệt vi khuẩn trong xà phòng, nó có mặt trong các loại kem đánh răng, nước súc miệng, bọt cạo râu, nước sát khuẩn và cả mỹ phẩm. Nhiều giả thiết đặt ra mối nghi ngờ về việc Triclosan là một tác nhân gây ung thư. Tuy chưa được kiểm chứng cụ thể và toàn diện nhưng có lẽ Triclosan cũng không hoàn toàn tốt cho sức khỏe.

Hơn thế nữa, việc lạm dụng Triclosan cũng gây ra sự miễn dịch của một số loại vi khuẩn. Điều này không có nghĩa là chúng ta nên thôi rửa tay hay tắm với xà phòng diệt khuẩn. Chỉ cần lưu ý rằng, một vài hiện tượng đơn giản có thể trở thành giải pháp cho bạn giết hết vi khuẩn mà không cần đến xà phòng. Những tay nắm cửa bằng đồng chẳng hạn.


Tay nắm cửa bằng đồng có thể tự nó diệt sạch vi khuẩn trong 4 tiếng

Có một thực tế rằng những bề mặt mà chúng ta hay chạm tay vào là nơi tuyệt vời cho vi khuẩn trú ngụ. Đặc biệt là các bề mặt nơi công cộng như tay vịn cầu thang, nút trong thang máy, tay nắm cửa hoặc thành bể bơi. Không khó để tưởng tượng ra cách bạn đang tiếp xúc với mầm bệnh hàng ngày, từ việc bấm thang máy, nắm tay mở cửa, mở tủ lạnh và rồi ăn bánh.

Tuy nhiên có một sự thật ít ai biết rằng một số kim loại tự nó có thể khử trùng. Hiệu ứng đặc biệt đó gọi là "Oligodynamic". Theo Wikipedia hiệu ứng này xuất phát từ những ion kim loại thể hiện tính độc đối với các tế bào sống như tảo, nấm mốc, bào tử, vi sinh vật và virus…

Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Kathmandu, Nepal cho biết: “Chúng tôi chưa biết được cơ chế rõ ràng của hiện tượng này. Tuy nhiên, một số tài liệu cho thấy các ion kim loại làm biến tính protein của tế bào bằng cách gắn vào chúng một số nhóm chức làm chúng kết tủa và ngừng hoạt động”.

Nghiên cứu đã thúc đẩy việc sử dụng các kim loại "Oligodynamic" trong các vật dụng chứa nước. Họ đã thử nghiệm với các chậu đồng, đồng thau và bạc chứa một lượng nhỏ vi khuẩn E. coli và Salmonella. Những chậu bằng đồng chỉ mất 4 giờ để tiêu diệt hết các vi khuẩn trong khi đó chậu bạc mất 8 giờ, chậu đồng thau mất đến 12 giờ. “Bạc có thể được dùng để diệt khuẩn, nó có thể khử khuẩn ở mức độ thấp hơn 1.000 lần mức gây hại cho động vật có vú”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Chính vì vậy, bạc thường được dùng để tráng lên các thùng chứa nước và chất lỏng để diệt vi khuẩn. Hiệu ứng "Oligodynamic" cũng giải thích tại sao các đồ dùng để ăn uống như thìa, dĩa hay chén, đĩa thường được làm bằng bạc.


Hãy cân nhắc việc sử dụng bộ đồ ăn bằng bạc cho gia đình bạn

Thật không may, nếu ngay bây giờ bạn tìm những chiếc thìa hay dĩa trong nhà mình, chúng tôi cược rằng nó được làm từ thép. Nếu bạn có một vài chiếc bằng bạc dù cũ, hãy xem xét đến việc sử dụng chúng trong những bữa ăn của gia đình.

Tương tự một tay nắm cửa, nếu bạn thấy chúng được quảng cáo làm từ thép không gỉ hay nhôm, đó là mảnh đất màu mỡ cho lũ vi khuẩn. Còn nếu nó làm bằng đồng thau hay đồng, hãy yên tâm vì chỉ trong 4 tiếng chúng sẽ sạch bóng vi khuẩn sống. Trên thực tế cứ 15 phút, một lượng lớn vi khuẩn trên nắm cửa đồng bắt đầu bị tiêu diệt.

Giờ đây, có lẽ bạn đã có được một mẹo nhỏ hữu ích để chọn một vài đồ dùng trong gia đình mình. Hãy luôn nhớ rằng mỗi lần bạn chạm vào một bề mặt nào đó bằng thép không gỉ hay nhôm, cuộc chiến với vi khuẩn sẽ bắt đầu. Còn hãy yên tâm với những tay nắm cửa bằng đồng hay thìa và dĩa bạc bởi chúng rất an toàn.

Theo genK.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video