Nhiều người cho rằng, rửa tay bằng nước ấm sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn. Nhưng thực tế không phải vậy. Không diệt sạch hết vi khuẩn, thậm chí còn lãng phí nguồn năng lượng.
>>> 6 hiệu ứng tâm lý khi rửa tay
Amanda R. Carrico, trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Viện Vanderbilt Năng lượng và Môi trường ở Tennessee đã nói với tờ báo National Geographic rằng, nhiều người cho rằng rửa tay bằng nước ấm mang lại hiệu quả tốt nhất, nhưng thực chất đây là nhận thức lỗi thời và không chính xác. Bởi nhiệt độ của nước ấm không thể nào diệt được hết vi khuẩn.
Rửa tay bằng nước ấm là nguyên nhân gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường
Bà Carrico còn nói, rửa tay bằng nước lạnh có thể làm giảm vi khuẩn tương đương với nước ấm nóng nếu bàn tay được rửa và sấy khô đúng cách.
Vậy tại sao chúng ta cứ phải rửa tay bằng nước ấm trong khi nghiên cứu đã cho thấy, gần 800 tỷ lượt rửa tay của người Mỹ mỗi năm đã thải ra hơn 6 triệu tấn khí thải CO2.
Điều này tương đương với lượng khí thải của hai nhà máy điện đốt than hoặc 1.25 triệu xe chở khách hoạt động trong một năm. Nó còn cao hơn cả lượng phát thải khí nhà kính của các nước nhỏ như El Salvador hoặc Armenia, và tương đương với lượng khí thải của Barbados.
Nếu tất cả các công dân Hoa Kỳ rửa tay bằng nước lạnh, thì việc ấy sẽ giảm thải đáng kể lượng carbon bởi đun nước nóng đã chiếm tới 15% năng lượng sử dụng (ở Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu).
Bà Carrco cũng như các nhà khoa học hi vọng tất cả mọi người nhận thức được đầy đủ về viêc rửa tay để có thể bảo vệ được hành tinh của chúng ta.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh và Tổ chức Y tế Thế giới khuyên bạn nên rửa tay đúng cách bằng xà bông với nước, không cần thiết phải là nước ấm, kì cọ trong vòng 20 giây rồi rửa sạch và lau khô hoàn toàn.
Như vậy, việc thay đổi nhận thức và thói quen cũng là cách đơn giản để bảo vệ môi trường.