Thiên hà cách Trái đất 30 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh UGC 695, thiên hà phát sáng yếu nằm trong chòm sao Cetus (Kình Ngư).


Thiên hà UGC 695 ở vị trí trung tâm trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble. (Ảnh: NASA).

NASA công bố ảnh chụp UGC 695, thiên hà có độ sáng bề mặt yếu (LSB), nằm giữa nhiều thiên hà có hình dạng khác nhau hôm 13/9. Độ sáng của thiên hà LSB kém độ sáng nền của khí quyển Trái đất, khiến việc quan sát chúng trong không gian rất khó khăn. Những thiên hà này phát sáng yếu vì có tương đối ít sao và hầu hết vật chất bình thường tồn tại dưới dạng những đám mây khí bụi khổng lồ.

Tương tự thiên hà lùn, thiên hà LSB có tỷ lệ vật chất tối cao so với số lượng sao. Những ngôi sao cũng nằm rải rác trong một vùng không gian rộng lớn. Các nhà thiên văn vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem thiên hà LSB hình thành như thế nào.

Kính viễn vọng không gian Hubble phóng lên vũ trụ từ năm 1990 và dự kiến tiếp tục hoạt động đến những năm 2030. Hubble do NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cùng vận hành, có nhiệm vụ quan sát sao, thiên hà, hố đen và nhiều thiên thể khác. Kính viễn vọng này từng chụp những mục tiêu cách xa tới 13 tỷ năm ánh sáng.

Cập nhật: 17/09/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video