Thiên hà sáng đưa nhà khoa học về vũ trụ sơ khai

Hôm 30-6, những nhà thiên văn cho biết họ đã "bẫy" được ánh sáng từ một thiên hà cách đây 770 triệu năm. Phát hiện này giúp giải thích được phần nào vũ trụ vào thời kỳ ban đầu.


Hình ảnh một thiên hà có một lỗ đen khổng lồ ở giữa -
Ảnh: AFP

Thiên hà này được gọi là Chuẩn tinh, trong đó có đặc điểm là rất sáng ở rất xa và chứa 1 lỗ đen khổng lồ ngay lõi.

Trước đây, Chuẩn tinh xưa nhất mà chúng ta từng thấy là vào thời điểm 870 triệu năm sau Big Bang, vụ nổ được cho là xảy ra cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Nhưng nay, kỷ lục này đã bị đánh bại khi các nhà thiên văn học châu Âu phát hiện nguồn bức xạ điện từ được tán phát chỉ 770 triệu năm sau sự ra đời của vũ trụ.

Ông Stephen Warren, trưởng nhóm vật lý thiên văn tại Trường Imperial College London, nói: "Chuẩn tinh là thăm dò quan trọng trong những ngày đầu vũ trụ sơ khai. Đây là đối tượng hiếm hoi giúp chúng ta hiểu làm thế nào lỗ đen khổng lồ phát triển trong vài trăm triệu năm sau vụ nổ Big Bang”.

Các phép đo cho thấy những lỗ đen vũ trụ khổng lồ của chuẩn tinh có khối lượng khoảng 2 tỉ lần khối lượng Mặt trời, một kích thước không tương thích với lý thuyết hiện hành.

Theo giả thuyết phổ biến, lỗ đen vũ trụ khổng lồ thường mất hàng tỉ năm để hình thành khi từ từ hút những vật chất môi trường xung quanh.

Theo TTO (AFP)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video