Thiên tài Stephen Hawking đã nói gì trong bài phỏng vấn cuối cùng với BBC?

Hố đen, sóng hấp dẫn và vàng là những điều mà nhà khoa học vĩ đại Stephen Hawking đã đề cập trong bài phỏng vấn cuối cùng của mình.

Vào tháng Mười năm ngoái, đã có một thông báo rất thú vị rằng: lần đầu tiên các nhà nghiên cứu chụp được ảnh hai ngôi sao neutron va chạm vào nhau. Và Stephen Hawking đã có bài trả lời phỏng vấn với Pallab Ghosh - phóng viên khoa học của BBC News. Tại đây, ông đã chia sẻ suy nghĩ của mình về việc phát hiện sóng hấp dẫn, hố đen và cách để tạo ra vàng.


Stephen Hawking và Pallab Ghosh. (Ảnh: BBC).

Hóa ra đây là cuộc phỏng vấn cuối cùng được phát sóng trước khi Stephen Hawking qua đời vào tháng trước, và mới đây BBC đã công bố toàn bộ cuộc phỏng vấn này. Nếu bạn không hề biết gì về việc các ngôi sao neutron xảy ra va chạm, bạn có thể đọc đoạn tường thuật sau đây của tác giả Michelle Starr vào thời điểm đó:

"Lần đầu tiên, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã chụp được một vụ va chạm giữa hai ngôi sao neutron, cách chúng ta 130 triệu năm ánh sáng. Và họ làm được điều này nhờ vào thiên văn học sóng hấp dẫn, chúng đã định vị được sự kiện này và giúp các đài quan sát biết được vị trí chính xác nơi xảy ra vụ va chạm".

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa khi đây mới chỉ là sóng hấp dẫn thứ năm từng được khám phá. Cuộc phỏng vấn của Hawking về phát hiện này đã làm chúng ta nghiêng mình kính nể trước vũ trụ bao la.

Nói chuyện với Ghosh, Hawking cho rằng việc phát hiện ra vụ va chạm của những ngôi sao neutron này là “một cột mốc thật sự". "Đây là phát hiện đầu tiên của nguồn sóng hấp dẫn với một điện từ tương ứng. Nó khẳng định rằng vụ nổ tia gamma ngắn xảy ra với các vụ sáp nhập sao neutron. Từ đây, chúng ta có một cách mới để xác định khoảng cách trong vũ trụ học. Sự kiện cũng cho chúng ta biết về hành vi của vật chất với mật độ cực kỳ cao", ông cho biết thêm.

Hawking cũng giải thích tầm quan trọng của khám phá này đối với các nhà vật lý lỗ đen. "Thực tế là một hố đen có thể được hình thành từ sự hợp nhất của hai ngôi sao neutron. Trước đây, điều này được biết đến như là một lý thuyết, nhưng lần đầu tiên chúng ta đã quan sát được chúng”, Hawing nói.


Stephen Hawking.

“Sự sáp nhập này có thể tạo ra một sao neutron siêu nặng có hình bánh xe, sau đó chúng sụp đổ và hình thành một hố đen. Sự kiện này khác với những cách tạo ra hố đen khác - chẳng hạn như trong một vụ nổ siêu tân tinh hoặc khi một ngôi sao neutron phát triển từ một ngôi sao bình thường. Với việc phân tích cẩn thận những dữ liệu và mô hình lý thuyết bằng siêu máy tính, chúng ta có cơ hội thu thập được nhiều thông tin về sự hình thành dữ dội của các hố đen và các vụ nổ tia gamma", ông cho biết thêm.

Và cuối cùng, họ kết thúc cuộc phỏng vấn bằng chủ đề vàng và lý do tại sao nó lại hiếm.

"Sự va chạm của các ngôi sao neutron là một trong những cách để tạo ra vàng. Vàng cũng có thể được hình thành từ việc giữ lại các neutron nhanh trong những vụ nổ siêu tân tinh. Ở nơi đâu cũng khan hiếm vàng, không chỉ trên Trái Đất. Lý do khiến nó vô cùng hiếm là vì: khi liên kết hạt nhân đạt đến đỉnh của sắt, chúng khó có thể tạo ra các nguyên tố nặng hơn".

Rất buồn vì Stephen Hawking sẽ không thể giải thích những khám phá tuyệt vời như thế này nữa, nhưng chúng ta biết ơn ông vì ông đã cung cấp cho nhân loại những hiểu biết sâu sắc về vũ trụ. Những kiến ​​thức mà ông chia sẻ sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta, và cung cấp cơ sở vững chắc cho các nhà khoa học lỗi lạc khác.

Cập nhật: 05/04/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video