Thiên thạch hiếm rơi xuống Trái đất tiết lộ nguồn gốc của nước

Bằng việc phân tích thiên thạch Winchcombe rơi xuống Anh, các nhà khoa học đã tìm thấy nguồn gốc chất hữu cơ, bao gồm cả các khối protein.

Ngày 28/2/2021, một quả cầu lửa đã băng qua bầu trời Vương quốc Anh, để lại những mảnh thiên thạch hiếm rơi xuống khu vực gần thị trấn Winchcombe, Gloucestershire.

Được biết, đây là thiên thạch đầu tiên rơi xuống Anh sau hơn 30 năm, và cuộc săn lùng những mảnh vỡ của nó đã ngay lập tức diễn ra.

Thiên thạch mang nước đến Trái đất

Trong một nghiên cứu mới nhất được công bố gần đây, các nhà khoa học khẳng định thiên thạch Winchcombe là một trong những loại hiếm nhất từng rơi xuống Trái đất.


Một mảnh vỡ của thiên thạch Winchcombe. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên).

Phân tích thành phần của thiên thạch, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Đại học London và Đại học Glasgow phát hiện ra rằng thiên thạch có khoảng 10% trọng lượng là nước, và cấu tạo của nó rất giống với nước trên Trái đất.

Điều này đặt ra giả thuyết rằng loại thiên thạch - được gọi là chondrite carbon, chắc hẳn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mang nước đến hành tinh cổ đại của chúng ta.

"Chondrite carbon có khả năng phản ứng cực mạnh và phân hủy nhanh chóng trong bầu khí quyển của Trái đất, làm thay đổi cấu trúc thành phần ban đầu của khoáng vật", các nhà nghiên cứu cho biết.

"Dẫu vậy đối với trường hợp của thiên thạch Winchcombe, nó không có đủ thời gian để phản ứng với môi trường Trái đất. Do đó, những thứ bên trong nó hoàn toàn 100% là từ bên ngoài", nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Không chỉ là nước, đó có thể là sự sống

Không chỉ chứa nước, mẫu thiên thạch còn mang theo các phân tử dựa trên carbon và nitơ quan trọng. Trong số đó, có các axit amin - các khối xây dựng của protein.

Những thứ này, cùng với nước, được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất, các nhà khoa học khẳng định.

"Sự sống như chúng ta biết cần có hai thứ quan trọng để có cơ hội xuất hiện: nước và các phân tử hữu cơ như axit amin - thiên thạch Winchcombe có cả hai", TS. Luke Daly, đại diện của nhóm nghiên cứu từ Đại học Glasgow chia sẻ.

"Những thiên thạch dạng này có thể đóng vai trò là mọi thứ mà một hành tinh đang phát triển cần nếu nó có tham vọng phát triển sự sống".

Việc thu hồi và phân tích nhanh chóng thiên thạch Winchcombe đã khiến nó trở thành một trong những thiên thạch nguyên sơ nhất tính đến thời điểm hiện nay, mang đến cho các nhà khoa học một cái nhìn thoáng qua về thành phần ban đầu của Hệ Mặt trời cách đây 4,6 tỷ năm.

Theo nhóm nghiên cứu, các mẫu của thiên thạch phi thường này sẽ được trưng bày công khai tại một số địa điểm, bao gồm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London.

Cập nhật: 17/11/2022 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video