Thiên thạch lớn bất thường thắp sáng bầu trời đêm ở Na Uy

Thiên thạch có kích thước lớn thắp sáng bầu trời trong một thời gian ngắn ở phía nam bán đảo Scandinavia trước khi rơi xuống gần Oslo, thủ đô Na Uy.


Tiếng động lớn vang lên có thể nghe rõ từ một khu vực rộng lớn.

Steinar Midtskogen, người phát ngôn cơ quan mạng sao băng thiên thạch Na Uy cho biết: "Sao băng thắp sáng bầu trời trong một thời gian ngắn, lúc hơn 1 giờ sáng. Tiếng động lớn vang lên có thể nghe rõ từ một khu vực rộng lớn, khoảng 100km tính từ vị trí thiên thạch rơi".

"Một số người ở gần đường đi của thiên thạch cảm thấy sóng xung kích", Midtskogen nói.

Có gió giật mạnh trong khu vực, các cửa ra vào và cửa sập bị bật bung ra. Tuy nhiên, chưa có báo cáo thiệt hại nào.

Theo Midtskogen, các thiên thạch ở Na Uy không phải là hiếm và mạng lưới quan sát đã lắp đặt một số camera theo dõi bầu trời liên tục.

Phân tích sơ bộ trong video từ camera cho thấy thiên thạch rơi gần Lier, khoảng 15 miles về phía tây thủ đô Na Uy.


 Bầu trời Na Uy rực sáng trong đêm.

Theo Midtskogen, Tổ chức Địa chấn Na Uy (NORSAR) xác nhận khu vực này và "ghi nhận vụ thiên thạch rơi xuống mặt đất là một sự kiện địa chấn". Giờ đây, họ đang tiến hành việc tìm kiếm thiên thạch trên mặt.

"Chúng tôi chưa biết chắc chắn về kích thước của thiên thạch. Nó có thể là một tảng đá nặng vài trăm kg, nhưng chúng tôi chỉ mong tìm được một phần nhỏ của thiên thạch này khi chạm tới mặt đất", Midtskogen nói.

Ứớc tính, thiên thạch lao vào bầu khí quyển với vận tốc 15km/s và nó vỡ ra, làm xuất hiện những vệt sáng trên bầu trời ở khoảng cách 25-35 km trên mặt đất.

Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy thiên thạch không điển hình, quỹ đạo của nó dường như bị giới hạn ở phần trong cùng của hệ mặt trời và không có nguồn gốc từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Midtskogen nói: "Vấn đề này sẽ làm cho việc thu hồi các thiên thạch trở nên rất có giá trị đối với khoa học". Mạng lưới thiên thạch của Na Uy đang tiến hành phân tích đoạn video và các dữ liệu để cố gắng xác định nguồn gốc cũng như điểm đến của thiên thạch.

Cập nhật: 27/07/2021 Theo infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video