Thiên thạch nổ biến đêm thành ngày ở Siberia

Đêm 6/12, một thiên thạch rơi trên lãnh thổ vùng Beysky tại Khakassia, tây nam Siberia (Nga) khiến bầu trời đêm bừng sáng như ban ngày.

Nhiều người chứng kiến hiện tượng này cho biết lúc đầu họ "không hiểu chuyện gì xảy ra".


Khoảnh khắc màn đêm bừng sáng do thiên thạch nổ - (Ảnh chụp từ clip).

"Đột nhiên mọi thứ sáng lên. Dù không hoàn toàn giống ánh sáng ban ngày, nó khá sáng", nhân chứng Olga Sagalakova nói với RT.

"Chúng tôi đang ngắm ngọn núi gần đó... và thấy thiên thạch khổng lồ bay qua. Nó có một cái đuôi. Thật lòng mà nói thì tôi đã rất sợ. Tôi nghĩ đó là một quả bom", cô nói.

Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy thiên thạch trong khoảng ba hay bốn giây và khoảng nửa phút sau có một tiếng nổ lớn khiến còi báo động xe hơi hú inh ỏi khắp nơi.


Clip màn đêm bừng sáng khi thiên thạch nổ - (Nguồn: YOUTUBE)

"Nó rất đẹp. Bạn không có cơ hội thấy điều này mỗi ngày", nhân chứng Sergey Isaykin nói.

Các quan chức Khakassia cũng xác nhận vụ nổ thiên thạch. Không có thông tin về thiệt hại.

Trước đó vào năm 2013, một thiên thạch lớn phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk, vùng Urals (Nga) gây chấn động khiến nhiều cửa kính vỡ và giao thông đình trệ.

Hơn 1.000 người bị thương trong vụ việc, và các nhà khoa học nói năng lượng mà thiên thạch giải phóng tương đương với một quả bom nguyên tử nhỏ.


Clip vụ nổ thiên thạch được chia sẻ trên mạng xã hội - (Nguồn: YOUTUBE).


Clip màn đêm bừng sáng khi thiên thạch nổ - (Nguồn: YOUTUBE).

Cập nhật: 07/12/2016 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video