Thiết bị mới giúp người khiếm thính cảm thụ trọn vẹn âm nhạc

Haptic suit giúp người khiếm thính cảm thụ được tiếng vĩ cầm vang vọng ở thiết bị gắn ở ngực, âm kèn vang vọng ở phần gắn trên hai vai và những hợp âm solo phát ra ở phần thiết bị gắn trên cổ tay.

Những người khiếm thính giờ đây có thêm cơ hội được trải nghiệm và thưởng thức âm nhạc nhờ một thiết bị được tích hợp cảm ứng rung mà họ có thể khoác trên người.


Nhờ thiết bị haptic suit, người khiếm thính có thể hòa mình vào âm nhạc trong buổi hòa nhạc khiêu vũ Silent Disco ở Trung tâm Lincoln, thành phố New York ngày 1/7. (Ảnh: NPR)

Thiết bị mang tên “haptic suit” (tạm dịch là bộ đồ cảm ứng) được gắn 24 cảm ứng, giúp người mặc có thể cảm nhận được âm thanh của nhiều loại nhạc cụ khác nhau với những cấp độ khác nhau.

Chẳng hạn như người sử dụng có thể cảm thụ được tiếng vĩ cầm vang vọng ở phần thiết bị gắn ở ngực người sử dụng, âm kèn vang vọng ở phần gắn trên hai vai và những hợp âm solo phát ra ở phần thiết bị gắn trên cổ tay.

Tại buổi hòa nhạc cổ điển diễn ra gần đây tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Lincoln ở thành phố Manhattan, New York (Mỹ), người khiếm thính có cơ hội khác lên người thiết bị không dây này, trải nghiệm những hiệu ứng âm thanh vòm 3D thông qua những rung động.

Âm thanh vòm là loại âm thanh phát ra từ nhiều hướng bao quanh người nghe và giúp cho người nghe có cảm giác âm thanh khá chân thực.

Là một trong số những người tham dự buổi hòa nhạc tại trung tâm trên, cô Liza Fiol-Matta hào hứng trải nghiệm công nghệ này mặc dù cô không phải là người khiếm thính.

Liza Fiol-Matta nói: “Âm nhạc là tình yêu lớn của tôi và việc trải nghiệm cảm thụ âm nhạc theo cách này là một ý tưởng thú vị đối với bất cứ ai, đặc biệt đối với những người khiếm thính - điều đó thật tuyệt vời".

Theo đánh giá của ông Jay Zimmerman, nhà soạn nhạc bị suy giảm thính giác sau vụ khủng bố 11/9/2001, thiết bị này là một minh chứng công nghệ mới đang tạo ra sự trải nghiệm âm nhạc năng động và nhạy bén hơn so với các thiết bị trước đây.

Chia sẻ về sự hứng khởi khi trải nghiệm công nghệ hứa hẹn tiềm năng này, ông Zimmerman cho biết: “Tôi sẽ có thể cảm nhận được tiếng vĩ cầm êm ái, du dương. Toàn cơ thể và tâm trí của tôi cảm thấy thư thái và dễ chịu đến nỗi tôi có thể bật khóc. Tôi cũng có thể cảm nhận được đúng âm thanh của kèn đồng trombone vui nhộn đến mức tôi suýt bật cười".

Người thiết kế thiết bị này là chuyên gia âm thanh Patrick Hanlon. Ông Hanlon cũng là người đồng sáng lập dự án âm nhạc mang tên “Music: Not Impossible”.

Đây là dự án nhắm đến việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những cảm nhận âm nhạc thông qua những rung động trên da người sử dụng. Dự án này nhắm đến phục vụ những người khuyết tật, đặc biệt người khiếm thính, nhằm xóa bỏ những rào cản xã hội.

Cập nhật: 28/07/2023 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video