Thời tiết giao mùa vì sao hay mưa, làm con người biến đổi "khó lường"?

Mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên với con người khiến chúng ta cũng có những thay đổi nhất định trong tiết giao mùa.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt giao mùa, bước từ mùa xuân sang mùa hè, với nét đặc trưng của thời tiết là những cơn mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày.

Cụ thể theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên mực 1500m nên ngày và đêm nay (26/4), ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trải qua mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-100mm/24h, có nơi trên 120mm/24h; các tỉnh phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to.

Tại sao giao mùa hay xảy ra mưa?


Ngày và đêm nay (26/4), ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trải qua mưa vừa, mưa to.

Theo các tài liệu khoa học, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng mưa lớn tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á khi giao mùa là do ảnh hưởng của gió mùa.

Trong đó, hay gặp nhất là gió mùa Đông Bắc - vốn được hình thành từ trung tâm áp cao Xibia di chuyển ngang và xuống khu vực có khối không khí ấm tại Việt Nam, gây ra hiện tượng gió Đông Bắc thổi mạnh, thời tiết xấu.

Trong giai đoạn tháng 3, tháng 4, áp cao Xibia dịch chuyển ra biển. Tại đây, khối khí nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn và bắt đầu tràn vào nước ta, hình thành những vùng mây đối lưu, gây mưa phùn ở vùng ven biển Đông Bắc nước ta.

Trong trường hợp rãnh áp thấp bị nén bởi không khí lạnh, sẽ xảy ra mưa rào và giông, thậm chí có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh cùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.

Thời tiết ảnh hưởng tới sức khỏe, cảm xúc con người


Thời tiết chuyển mùa có tác động nhất định tới tâm trạng, cảm xúc của con người.

Dễ gặp nhất khi xảy ra hiện tượng giao mùa ở nước ta, đó là con người dễ gặp phải một số bệnh về hô hấp, cảm cúm, dị ứng thời tiết.

Bên cạnh đó, dưới góc độ khoa học, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, thời tiết chuyển mùa có tác động nhất định tới tâm trạng, cảm xúc của con người.

Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy mình trở nên vui đột ngột hơn, hay tự dưng buồn "vu vơ" không lý do khi thời tiết thay đổi, như bỗng dưng mưa lớn, không khí lạnh tràn về, hay chuyển sang một môi trường khí hậu hoàn toàn khác,...

Một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Tâm thần quốc gia Washington đã tiến hành thí nghiệm sau.

Họ để một người phụ nữ sống một mình trong căn phòng mát mẻ suốt 5 ngày, tắm nước lạnh 1-2 lần/ngày. Đây lại là người phụ nữ có tiền sử thường xuyên buồn bã khi trời nóng nực trong suốt 15 năm liền.

Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc: người phụ nữ đã trở nên hào hứng, vui vẻ, không còn gặp phải tình trạng như cũ nữa. Rõ ràng, sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng khi giao mùa có tác động đáng kể tới hiệu ứng tâm lý, tinh thần của con người.


Thời tiết giao mùa làm tỉ lệ người tự tử tăng vọt.

Ngoài những cảm xúc tích cực, thời tiết chuyển mùa cũng đem lại không ít rắc rối cho con người.

Nguy hiểm nhất có lẽ là việc giao mùa làm tỉ lệ người tự tử tăng vọt. Theo một nghiên cứu tới từ Hàn Quốc, nhiệt độ tăng 1 độ C thì tỷ lệ gia tăng tự tử tăng thêm 1,4%. Những quan sát được tiến hành từ năm 1820 cũng chỉ ra rằng, vào thời điểm cuối mùa xuân, tỷ lệ tự tử cao nhất trong năm.

Đáng sợ không kém là hội chứng trầm cảm theo mùa SAD (Seasonal affective disorder, tạm dịch: rối loạn cảm xúc theo mùa). Theo đó, chứng bệnh này thường xảy đến vào giai đoạn chuyển mùa - cuối thu đầu đông hoặc cuối xuân đầu hè.

Một nghiên cứu năm 2001, công bố trên tạp chí Archives of General Psychiatry cho biết, những người mắc hội chứng SAD tiết ra hormone melatonin nhiều hơn người bình thường.

Đây là loại hormone tiết ra nhiều về đêm, giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, chúng kích hoạt cảm giác tuyệt vọng và buồn rầu, làm giảm thân nhiệt cơ thể, làm chúng ta yếu đi so với bình thường.

Cập nhật: 26/04/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video