Thứ "bột trắng" mà cầu thủ Malaysia bốc lên định qua mặt trọng tài là gì?

Đây là một phát kiến cực kỳ hữu dụng cho làng túc cầu sau thẻ vàng, thẻ đỏ và còi trọng tài.

Trong trận đấu với đội tuyển Việt Nam, khi thời gian thi đấu chính thức chỉ còn khoảng 1 phút, đội tuyển Malaysia được hưởng quả đá phạt. Sau khi trọng tài đánh dấu vạch đá phạt, camera phát hiện cầu thủ số 12 của Malaysia có pha gian lận khi lấy tay bốc thứ "bột trắng" dưới đất, đẩy cao lên vài cm.


Cầu thủ Malaysia có pha gian lận khi lấy tay bốc thứ "bột trắng" dưới đất, đẩy cao lên vài cm.

Nhưng như chúng ta đã biết, pha gian lận này của cầu thủ đã thất bại thảm hại, và ngay lập tức bị trọng tài phát hiện. Vậy chất bột trắng trong bình xịt của trọng tài gồm những chất gì? Và tại sao trọng tài lại sử dụng nó?

Được biết, đây là bọt tự tan, được các trọng tài chính luôn trang bị bên người trong các trận đấu. Chúng thường được sử dụng để đánh dấu vị trí các cầu thủ phòng ngự có thể được đứng trong những quả phạt trực tiếp của đội đối phương (không gần hơn 9,1 mét) hoặc để đánh dấu vị trí đặt bóng cho đội được hưởng quả phạt.


Thoạt nhìn phần bọt tự tan này trông khác gì bột sơn trắng.

Về cơ bản, phần bọt tự tan này trông khác gì bột sơn trắng. Tuy nhiên, điều thú vị nằm ở chỗ chúng sẽ tự biến mất và gần như không để lại dấu vết gì trong khoảng thời gian trên dưới 1 phút.

Với tính năng độc đáo ấy, những bình xịt bọt như thế này trở thành các công cụ đắc lực của trọng tài khi tác nghiệp trên sân cỏ.

Về thành phần, bình xịt bọt tự tan chứa 80% nước, 17% butane, 1% chất hoạt động bề mặt và 2% còn lại là một số phụ chất, nguyên liệu khác. Trong đó phải kể tới butane là chất có thể bay hơi rất nhanh, góp phần tạo ra những bong bóng khí trong hỗn hợp chất hoạt động bề mặt/nước. Còn Surfactant là chất có những tác động khiến những quả bong bóng ổn định, bền vững hơn để tạo thành dạng bọt.


Heine Allemagne, "cha đẻ" của phát minh bình sơn xịt tự hủy.

Năm 2000, nhà phát minh Heine Allemagne đã phát triển thành công chất bọt đặc biệt này dưới tên gọi Spuni. Nó được sử dụng đầu tiên trong bóng đá ở cấp độ chuyên nghiệp tại Giải Vô địch Brazil Copa Jõao Havelange vào năm 2001.

Hồ sơ sáng chế quốc tế liên quan đến Spuni đã được đệ trình vào ngày 31/3/2000 và được phê duyệt vào ngày 29/10/2002.

Kể từ thời điểm đó, bọt tự tan đã được sử dụng trong rất nhiều giải đấu bóng đá thế giới. Tháng 6/2014, phiên bản thương mại mới nhất của dạng bình xịt bọt tự tan này mang tên gọi "9-15" đã ra mắt tại World Cup 2014 và được phát triển bởi một người Argentina có tên Pablo Silva.

Cập nhật: 14/06/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video