Thử nghiệm tâm lý cho thấy "Lòng tin ở con người vẫn hiện hữu"

Nhiều người tin rằng, thế giới chúng ta đang sống ẩn chứa nhiều xung đột và hiểu lầm, vì vậy con người dễ mất lòng tin. Cùng với đó, khoa học công nghệ phát triển cũng chỉ ra nhiều mặt trái của loài người, khiến mỗi người ngày một xa rời nhau.

Tuy nhiên, các nghiên cứu tâm lý dưới đây sẽ chỉ ra "lòng tin luôn hiện hữu trong mỗi người".

1. Thảm họa sinh ra lòng vị tha

Chúng ta thường nghĩ rằng, trong các cuộc thảm họa quy mô lớn như khủng bố tấn công hay động đất, con người rất dễ hoảng loạn, sợ hãi và cố gắng bảo toàn tính mạng của chính bản thân họ.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra điều ngược lại. Con người không chỉ giữ được bình tĩnh trong những tình huống khẩn cấp mà còn có khả năng giúp đỡ những người khác.

Tai họa ngày càng nhiều thì con người càng sống vị tha hơn, tạo nên sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách. Điều này được thể hiện rõ trong thực tế, khi người dân các nước cùng chung tay để giúp đỡ Nhật Bản sau khi trải qua thảm họa động đất, sóng thần vào năm 2011.

Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nhân chủng tiến hóa Max Planck ở Đức phát hiện rằng, ngay cả những đứa bé 18 tháng tuổi đã có những dấu hiệu của lòng vị tha cho dù chưa được dạy các kĩ năng xã hội trước đó.

Để đưa ra kết luận này, các chuyên gia đã tiến hành quan sát 24 đứa bé 18 tháng tuổi khi nhờ chúng giúp đỡ treo quần áo lên móc và xếp lại chồng sách. Chỉ ngay 10 giây của cuộc thử nghiệm, gần như tất cả các bé đều tiến lại gần và giúp đỡ.

Felix Warneken - tác giả nghiên cứu nói rằng: "Kết quả thật đáng kinh ngạc vì những đứa trẻ này vẫn còn đang mặc tã và hầu như không thể sử dụng ngôn ngữ nhưng các bé vẫn thể hiện hành vi giúp đỡ của mình với người khác".

2. Một đứa trẻ mới sinh đã có những đạo đức cơ bản

Bạn có biết rằng, những đứa trẻ vừa mới sinh ra thông minh hơn những gì chúng ta tưởng tượng? Theo các nhà nghiên cứu của ĐH Yale, ngay khi vừa chào đời những đứa trẻ đều đã sở hữu trí thông minh và cả hiểu biết đúng sai cơ bản.

Để chứng minh điều này, các chuyên gia đã làm một cuộc thử nghiệm khi đưa các bé khoảng 16 tháng tuổi đi xem múa rối. Sau đó, các chuyên gia đưa những con rối cho các bé chọn: bao gồm cả những con rối diễn vai tốt bụng và đóng vai ác.

Hầu hết các bé (8/10) đều chọn những con rối tốt. Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia đặt thêm những ưu đãi bên cạnh mỗi con rối và vẫn yêu cầu các bé lựa chọn. Kết quả không đổi, hầu hết bé đều bỏ qua những con rối đóng vai ác và chọn cho mình những chú rối gắn liền với vai diễn tốt.

3. Chúng ta luôn biết quan tâm và đồng cảm

Bộ não của con người ngay từ đầu đã được lập trình để đồng cảm, sẻ chia với người khác. Chúng ta sẽ phản ứng lại ngay nếu những người thân yêu xung quanh bị tổn thương và hơn thế, ta cũng sẽ có cảm giác như chính bản thân mình bị tổn thương vậy.

Các nhà nghiên cứu của ĐH Virginia đã làm một thí nghiệm với những tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh. Những người này bị đe dọa buộc phải trải qua những cú sốc điện, các chuyên gia sẽ theo dõi phản ứng của họ qua thiết bị MRI.

Kết quả là, hoạt động khu vực não bộ của những tình nguyện viên đều tăng cao khi phản ứng với các mối đe dọa. Bên cạnh đó, não bộ cũng hiển thị lượng hoạt động tương đương khi các tình nguyện viên nhìn thấy người bạn của họ bị đe dọa.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra trong suốt quá trình thí nghiệm, tình nguyện viên nắm tay người bạn của mình sẽ hạn chế được tối đa sự cẳng thẳng và tác động tới từ cú sốc điện.

Từ những phát hiện trên, các nhà nghiên cứu cho rằng, chính sự tiến hóa đã cho phép não bộ đồng hóa với nhau, nhằm mở rộng kết nối và tăng cơ hội sống sót.

4. Những việc làm tốt sẽ thúc đẩy nhiều hành động tốt hơn

Theo giáo sư Adam Grant công tác tại trường kinh doanh Upenn Wharton, lợi ích cá nhân không phải là động lực mạnh nhất khiến con người làm việc. Thay vào đó, chính việc tạo ra những tác động tích cực tới cuộc sống của người xung quanh mới là động lực mạnh mẽ giúp mỗi người cố gắng làm việc, cống hiến.

Grant đã khẳng định quan điểm này trong một bài nghiên cứu năm 2007, ông giao cho các nhân viên của mình thực hiện nhiệm vụ kêu gọi quyên góp tại trường.

Sau khi tiếp cận với những sinh viên nhận được học bổng, các nhân viên đã bỏ ra gấp đôi thời gian mọi khi để nói chuyện và kêu gọi ủng hộ từ những sinh viên này. Kết quả là, họ nhận được số tiền quyên góp gấp 3 lần so với bình thường.

Giáo sư Adam cũng tiến hành một cuộc nghiên cứu khác với các nhân viên cứu hộ để chứng minh quan điểm trên. Các nhân viên kể câu chuyện về đồng nghiệp của mình - những người dành nhiều thời gian để cứu mạng người khác.

Nhóm thứ 2 được yêu cầu nghe câu chuyện về người đồng nghiệp - cũng làm nhân viên cứu hộ nhưng cố gắng làm việc chỉ để làm giàu. Kết quả là, những nhân viên nghe câu chuyện ở nhóm đầu có hiệu suất công việc tăng hơn 40% so với mức ban đầu.

Qua nghiên cứu, giáo sư kết luận, ảnh hưởng của những việc làm tốt sẽ thúc đẩy chúng ta làm nhiều việc tốt hơn cùng với đó là tin tưởng nhau nhiều hơn.

Theo Màn ảnh sân khấu, Listverse, Livescience, Wik
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video