Thuần phục cá ngựa trắng

Hơn chục năm làm khoa học, gần đây, chị Hồ Thị Hoa mới đạt được điều mình tâm đắc: nghiên cứu một số loài cá ngựa quý hiếm ở biển Việt Nam.

Chị được xem là “mát tay” khi thuần phục được loài cá nỏi tiếng khó tính này. Từ thành công này, chị được nhiều đồng nghiệp gọi bằng cái tên trìu mến: Hoa “cá ngựa”.

“Bén duyên” cá ngựa

Chị Hoa tốt nghiệp cử nhân Khoa Nuôi trồng thủy sản, đại học Vinh (Nghệ An) và hiện là cán bộ Phòng Công nghệ nuôi trồng thuộc Viện Hải dương học (Nha Trang, Khánh Hòa). "Khó khăn lớn nhất là làm sao tạo được được một đàn cá ngựa thân trắng “bố mẹ” (F1) để chủ động phục vụ cho sinh sản. Bởi đây là loài cá cực kỳ quý hiếm và rất khó đảm bảo lưu giữ cá", chị Hoa kể.

Cá ngựa thân trắng sống ở ngoài khơi xa với độ sâu từ 20 - 150 m. Khi bị đánh bắt, cá thường chết, bị sốc hoặc nổ mắt do thay đổi áp suất. Theo chị Hoa, chủ động được nguồn cá bố mẹ sẽ hạn chế được tình trạng khai thác quá mức và bảo tồn nguồn lợi cá trong tự nhiên.

Cá ngựa trắng. Ảnh: Lê Xuân

Đầu năm 2009, chị Hoa tình cờ mua được cá ngựa thân trắng đang mang trứng ngoài tự nhiên. Sau 9 tháng miệt mài nghiên cứu, chị đã tạo được một đàn cá F1 hàng trăm con.

Tìm cá ngựa thân trắng đã khó, nuôi cá lại khó gấp bội vì loài cá này đã quen sống ở vùng biển có độ sâu từ vài chục mét tới hàng trăm mét. Khi mới sinh ra, chúng thường bị mắc một số bệnh nên rất dễ chết. Do vậy, nghiên cứu của chị tạo ra tỷ lệ sống của cá thương phẩm đạt khoảng 60% có thể xem là thành công lớn. Khi đạt 9 tháng tuổi, đàn cá ngựa thân trắng đã có kích thước đạt 22cm và trọng lượng hơn 30gam.

Sẽ chuyển giao kỹ thuật cho ngư dân

Các loài cá ngựa trên thế giới thường có chiều dài dưới 20 cm, còn loài cá ngựa thân trắng có kích thước lớn nhất có thể đạt tới 35 cm. Cá ngựa thân trắng có tên khoa học là: Hippocampus Kellogi. Đây là loại cá rất hiếm. Chúng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này được phát hiện ở vùng biển Đà Nẵng - Vũng Tàu.

Chị Hồ Thị Hoa bên bể nuôi cá ngựa thân trắng. Ảnh: Lê Xuân

Theo giá thị trường ở Việt Nam, cá ngựa thân trắng có kích thước 25 - 30 cm có giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng một con. Nhiều người cho rằng, ăn cá ngựa sẽ tăng cường sinh lực và tăng khả năng sinh tinh ở nam giới. So với nhiều loại cá ngựa khác, cá ngựa thân trắng có kích thước lớn nhất, có hàm lượng amino acid và acid béo không no rất cao. Đặc biệt là hàm lượng DHA (Docosa Hexaenoic Acid, một acid béo có tác dụng bổ não), kẽm và mangan trong cá cũng khá cao.

“Việc nghiên cứu là cần thiết nhưng vấn đề bảo tồn và phục hồi nguồn lợi cũng không kém phần quan trọng”, chị Hoa chia sẻ. Vì thế, chị đang nuôi đàn cá ngựa trắng con để sau một tháng tuổi sẽ thả chúng về với biển.

Theo ông Chu Anh Khánh, cán bộ Kỹ thuật truyền thông của Viện Hải dương học, Viện tiếp tục duy trì đàn cá ngựa thân trắng F1 để hình thành cá bố mẹ nhằm tạo ra các thế hệ F2, F3 khỏe mạnh. Mặt khác, Viện sẽ cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật cho các ngư dân để họ có cơ hội phát triển và làm giàu từ loại cá quý hiếm này.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video