Thức ăn hóa thạch 110 triệu năm trong bụng khủng long

Con khủng long bọc giáp ăn bữa cuối cùng cách đây 110 triệu năm trước khi chết và bị cuốn ra vùng biển ngày nay là miền bắc tỉnh Alberta.

Con khủng long lưng gai cổ đại chìm xuống trong tư thế nằm ngửa, khiến lớp bùn dưới đáy biển bị khuấy động và bao trùm xác nó. Hóa thạch của khủng long Borealopelta markmitchelli nguyên vẹn như thể một con rồng đang say ngủ, được phát hiện ở một khu mỏ gần Fort McMurray năm 2011. Từ sau đó, các nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Cổ sinh vật học Royal Tyrrell tại Drumheller, Đại học Brandon University và Đại học Saskatchewan (USask) đã tìm hiểu về đời sống của B. markmitchelli, bao gồm bữa ăn cuối cùng của nó.


Phục dựng Borealopelta markmitchelli kiếm ăn trước khi chết. (Ảnh: Sci Tech Daily).

Theo nhà địa chất học Jim Basinger ở USask, thành phần thức ăn được bảo quản trong dạ dày của một con khủng long là phát hiện vô cùng hiếm gặp. Trong bài báo công bố trên trang Royal Society Open Science, nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà cổ sinh vật học Caleb Brown ở Bảo tàng Royal Tyrrell và nhà sinh vật học David Greenwood ở Đại học Brandon cung cấp bằng chứng chi tiết về chế độ ăn của những con khủng long ăn cỏ lớn.

Những nghiên cứu trước đây tìm thấy bằng chứng về hạt và cành con trong ruột khủng long nhưng không cung cấp thông tin về loại cây chúng thường ăn. Theo Greenwood, bữa ăn cuối cùng của B. markmitchelli chủ yếu là lá dương xỉ (88%), tiếp đó là rễ và cành con (7%). Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra mẫu vật thức ăn trong dạ dày dưới kính hiển vi, họ bị sốc bởi những mẩu thực vật được bảo quản với hình dáng đẹp mắt.

Basinger, Greenwood và nghiên cứu sinh cao học Jessica Kalyniuk ở Đại học Brandon Jessica Kalyniuk so sánh thức ăn trong dạ dày B. markmitchelli với hóa thạch lá trong khu vực ở cùng thời kỳ. Họ nhận thấy loài khủng long này khá kén ăn, chỉ chọn một số loại dương xỉ, không ăn cây mè và cây lá kim mọc phổ biến ở đầu kỷ Phấn Trắng. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xác định 48 dạng bào tử phấn hoa bao gồm rêu tản, 26 loại thạch tùng và dương xỉ, 13 loại thực vật hạt trần và 2 loại thực vật hạt kín. Họ cũng phát hiện lượng than khá lớn từ những mẩu thực vật bị thiêu rụi trong dạ dày B. markmitchelli, chứng tỏ con vật từng lang thang tới khu vực mới cháy trước đó không lâu. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy sỏi mà những động vật như khủng long ăn cỏ hoặc chim ngày nay thường nuốt để hỗ trợ tiêu hóa.

Hóa thạch của B. markmitchelli được trưng bày tại bảo tàng Royal Tyrrell ở Canada từ năm 2017. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu môi trường sống và hành vi của nó.

Cập nhật: 04/06/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video