Thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản

Những năm gần đây, nghiên cứu cơ bản ở nước ta đã được quan tâm đẩy mạnh, thể hiện ở sự đầu tư tài chính, tăng cường cơ sở vật chất và con người. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn chưa tương xứng tiềm năng và yêu cầu phát triển. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do cách thực hiện và đánh giá các công trình nghiên cứu còn bất cập.

Nghiên cứu cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, mở mang trí tuệ cho mỗi con người và toàn xã hội. Ðồng thời nó là nền tảng cho sự phát triển khoa học và công nghệ - lực lượng trực tiếp thúc đẩy phát triển sản xuất. Nhận thức rõ điều này, những năm gần đây, Ðảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động này và chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thì còn rất khiêm tốn. Ðể đẩy mạnh phát triển NCCB, chúng ta cần giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó cần đặc biệt lưu ý việc tạo lập môi trường và động lực cho các nhà khoa học. Ðể thực hiện được điều đó, theo chúng tôi, trước hết chúng ta phải khắc phục một số tồn tại trong đánh giá các nhà khoa học - nguồn lực quan trọng nhất để phát triển NCCB của nước nhà.

Một là, trích dẫn cũng là một chỉ số quan trọng. Hiện nay, chúng ta đang chú trọng nhiều tới việc công bố các công trình nghiên cứu trên các tạp chí được Viện Thông tin khoa học ISI (Institute Scientific Information) thống kê, mà chưa chú ý trích dẫn của các bài báo. Tuy nhiên, đối với những nước phát triển thì chỉ số này rất quan trọng. Ðối với nhiều nhà khoa học thì trích dẫn còn có ý nghĩa hơn cả bài báo.

Máy nhân gen tại Phòng thí nghiệm trọng điểm (Viện Di truyền nông nghiệp). - (Ảnh: ND)

Trong ngành vật lý năng lượng cao, bên cạnh các bài báo bao giờ cũng có trích dẫn. Những bài có từ 50 trích dẫn trở lên có thêm cột TOPCITE = 50+ (hơn 50 trích dẫn), 100+, 250+, 500+, 1000+. Trong toàn ngành này hiện chỉ có khoảng 150 bài với hơn 1.000 trích dẫn và tác giả của những bài này cảm thấy rất vinh dự. Cũng phải nói thêm rằng, ngay trong các tạp chí của ISI cũng có sự khác biệt rất lớn về chất lượng và hệ số ảnh hưởng (Impact Factor) là chỉ số nói về trích dẫn của tạp chí. Có thể nói rằng, những tạp chí có trích dẫn từ 1 trở lên là những tạp chí có uy tín, còn dưới 0,3 là những tạp chí yếu. Tuy nhiên, để được nằm trong danh sách các tạp chí của ISI cũng rất khó khăn.

Hai là, thưởng cho các bài báo quốc tế ISI. Các đề tài có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín nhiều khi lại có kinh phí nhỏ hơn so với đề tài có số lượng công bố ít hơn nhiều. Vấn đề khuyến khích công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín đã được đưa ra tại nhiều hội thảo và đa số ý kiến cho rằng: Phải dành từ 10 đến 30% Quỹ nghiên cứu cơ bản để thưởng cho các bài báo quốc tế ISI.

Ba là, đánh giá đúng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học. Một trong những bất cập trong quản lý thời gian qua là chúng ta quá chú tâm đến trang thiết bị mà sao nhãng việc chăm lo cho những người làm khoa học nghiêm túc. Có những thiết bị chúng ta phải mua cỡ triệu USD nhưng rồi lại để đắp chiếu. Bản thân những máy móc hiện đại không thể cho các kết quả mong đợi. Nó yêu cầu người sử dụng phải am hiểu để đưa ra các nghiên cứu có ý nghĩa. Bản thân việc đưa ra các đề tài, bài toán cũng yêu cầu nhà khoa học phải có trình độ và được cập nhật thông tin. Một nhà khoa học giỏi có thể đặt ra bài toán vừa tầm với thiết bị của mình mà vẫn cho ra các kết quả có giá trị khoa học. Giáo sư P.D (trước khi về hưu, công tác ở Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu - CERN) đã dùng những thiết bị quá hạn sử dụng (thải) chỉ để hướng dẫn sinh viên, đo được các dòng Mion trong mưa khí quyển ở Hà Nội và cho ra các kết quả được đăng tải trên tạp chí rất có uy tín như Nuclear Physics B.

Do lịch sử để lại, một số người rất "nổi tiếng" với các chức danh giáo sư, viện sĩ và giữ chức vụ này nọ nhưng thực chất lại rất yếu trong nghiên cứu khoa học. Sở dĩ có chuyện như vậy là vì thông tin về các nhà khoa học và cách đánh giá các công trình khoa học cũng như nhà khoa học không làm theo tiêu chuẩn quốc tế. Hay nói khác đi, cách đánh giá của ta còn nhiều bất cập. Ðây là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của khoa học nước nhà. Trong khi đó, có những người làm việc miệt mài, có những đóng góp thật sự cho khoa học thế giới, thì ở trong nước, hầu như không ai biết tới. Vì vậy, nếu chúng ta muốn nâng tầm khoa học nước nhà lên, thì không có cách nào khác là phải đánh giá đúng và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhà khoa học giỏi. Nhưng làm thế nào để tìm ra những nhà khoa học giỏi? Câu trả lời là cần xây dựng và cập nhật thường xuyên một cơ sở dữ liệu về các nhà khoa học trong từng lĩnh vực đi cùng danh mục các công trình khoa học của họ. Tất nhiên, thực hiện được việc này không đơn giản nhưng đây là điều cần phải làm và làm càng sớm càng tốt.

Bốn là, liên kết và hợp tác quốc tế. Tại các nước phát triển, ngoài điều kiện vật chất tốt, nhà khoa học còn có một thuận lợi khác mà ở các nước đang phát triển không có. Ðó là sự liên kết và hợp tác quốc tế rất hiệu quả. Ðể bắt đầu một hướng nghiên cứu mới, các nhà khoa học của ta phải tự tìm hiểu nên mất rất nhiều thời gian, còn ở các nước có trình độ phát triển, họ làm việc này rất nhanh. Với kinh phí nghiên cứu lớn, họ có thể mời các chuyên gia giỏi về lĩnh vực đó trong và ngoài nước đến giảng bài, thậm chí mang cả những độc chiêu của mình đến giúp đỡ. Do vậy, việc triển khai ý tưởng mới được thực hiện nhanh hơn.

Năm là, cần thay đổi cách đánh giá đề tài. Có lẽ việc đánh giá đề tài mà chúng ta áp dụng hiện nay sẽ tạo ra sự cào bằng các kết quả nghiên cứu, cào bằng tốt, xấu. Tình trạng các đề tài chỉ có thể công bố trong nước (trên tạp chí hoặc báo cáo ở hội nghị trong nước) cũng có thể được đánh giá tốt chưa phải là chuẩn mực, mà có khi nó lại làm tăng các đề tài vô bổ. Phải nói rằng, đã là đề tài NCCB thì phải có công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (với Impact Factor Ữ1) thì mới có giá trị.

Trong các hội đồng nghiệm thu, những người không làm việc xét người làm việc (trong lĩnh vực chuyên ngành nào đó) là chuyện thường thấy ở nước ta, dẫn đến nhiều đánh giá chủ quan, không chính xác. Do vậy, cần sớm khắc phục tình trạng này. Vậy những ai cần tham gia trong Hội đồng? Như đã nói ban đầu, đấy phải là những nhà khoa học có trình độ đang làm việc tích cực trong lĩnh vực được đánh giá, chứ không phải các vị với đầy đủ chức danh nhưng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ðể cho khách quan, chúng ta có thể mời các nhà khoa học ngoài nước tham gia đánh giá các đề tài.

HOÀNG NGỌC LONG

Theo Nhân dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video