Thuốc kháng sinh để được trong bao lâu?

Sử dụng thuốc thừa từ gia đình, bạn bè hay bất kỳ ai là một điều không nên.

Một ngày đẹp trời bạn bỗng thấy đau đầu, sổ mũi, viêm họng. Lục lọi mãi trong tủ thuốc bạn tìm được ít thuốc cũ hồi trước bác sĩ kê đơn rồi tự hỏi là: "Mấy cái thuốc kháng sinh này còn dùng được không nhỉ?" Thế là trong cái giờ phút bệnh tật khốn khổ đó, bạn tặc lưỡi cho qua và cứ thế uống đại đúng không? Vậy bạn không phải là người duy nhất.

Theo tạp chí Consumer Reports, trong một cuộc khảo sát 400 bệnh nhân ở các phòng khám ở Houston (Mỹ), cứ 4 người lại có 1 người nói rằng họ sẽ uống kháng sinh mà không cần sự đồng ý của bác sĩ. Có 5% thừa nhận đã làm vậy trong năm vừa qua.

Theo một nghiên cứu xuất bản ngày 11/7 của trang Antimicrobial Agents và Chemotherapy, 14% trong số những người được hỏi cũng nói rằng họ luôn có sẵn kháng sinh ở nhà. Những người sử dụng kháng sinh mà không có đơn thuốc từ bác sĩ thường kiếm chúng từ các nguồn khác nhau – sót lại từ lần đau ốm trước, từ bạn bè hay gia đình. Một số ít trong đó thậm chí còn dùng thuốc vốn chỉ dùng cho thú nuôi.


Trong hầu hết trường hợp, kháng sinh chẳng có tác dụng gì.

Trong hầu hết trường hợp, kháng sinh chẳng có tác dụng gì. Họ thường dùng chúng để trị cảm lạnh và các triệu chứng về xoang, dù chúng thường tự biến mất mà không cần tới thuốc.

"Các triệu chứng về đường hô hấp như ho, đau họng, sổ mũi thường là do virus gây ra và kháng sinh không có tác dụng với virus", bác sĩ Larissa Grigoyan, một hướng dẫn viên từ khoa Thuốc cho Gia đình và Cộng đồng tại Đại học Dược Baylor, Houston cho hay. Kháng sinh dùng để diệt vi khuẩn, nhưng những loài khác nhau cần phải dùng những loại thuốc khác nhau. Vậy nên kể cả khi bạn bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh thừa cũng chưa chắc đã giúp được bạn.

Bà cũng cảnh báo thêm về thuốc của thú nuôi: "Phản ứng với thuốc của con người và động vật không giống nhau". Kháng sinh cho động vật không những không hiệu quả với con người mà thậm chí còn có thể gây hại nữa.

Bà Grigoryan đưa ra những bằng chứng về khẳng định trên. Kháng sinh thường gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy. "Hiếm gặp hơn, chúng còn gây dị ứng và gây ra thêm nhiều tác dụng phụ khác nữa". Điển hình là chúng có thể tiêu diệt các vi khuẩn bảo vệ đường ruột, khiến ruột dễ bị tổn thương trước sự tấn công của các vi khuẩn khác, thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hơn nữa, lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai cách khiến các siêu vi khuẩn xuất hiện nhiều hơn. Chúng là các chủng vi khuẩn có khả năng kháng lại các loại kháng sinh khác nhau.

Đừng dùng kháng sinh thừa


Đừng cố giữ lại thuốc thừa.

"Việc kháng sinh để được bao lâu thực sự không quan trọng vì – dù có hết hạn hay không – bạn không bao giờ nên lờ bác sĩ đi và tự ý dùng thuốc thừa", đó là lời khuyên của bác sĩ Marvin M. Lipman, cố vấn y khoa trưởng của tờ Consumer Reports. "Điều này là chính xác dù triệu chứng của bạn có vẻ giống với lần bị bệnh trước".

Nếu bạn bị ốm nặng và súp gà với ít thuốc đơn giản thôi là chưa đủ, hãy gọi đến nơi hỗ trợ chăm sóc y tế. Nếu thuốc kháng sinh được đảm bảo, hãy uống hết những gì bạn được kê đơn trừ khi nhân viên y tế khuyên bạn dừng lại.

đừng cố giữ lại thuốc thừa. Bỏ hết tất cả các loại kháng sinh không dùng đến đi. Đơn giản nhất là trộn với bùn đất, bã cà phê hay phân mèo rồi bỏ vào bao và vứt đi.

Cập nhật: 06/08/2016 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video