Thuộc ngay 5 kỹ năng sống còn này, bạn có thể sẽ không bị đói, khát, rét và đuối nước nữa!

Học hỏi thêm những kỹ năng thoát hiểm mới chưa bao giờ là thừa đối với mỗi người. Vì không ai biết được, tình huống bất trắc sẽ xảy đến lúc nào.

Nắm được những kỹ năng cơ bản này, bạn hoàn toàn có thể đối phó trong các tình huống bất trắc xảy ra.

1. Đừng để mình bị khát


Điểm trũng trùng với miệng của vật chứa nước sạch bên dưới.

Con người có thể chịu đói giỏi hơn chịu khát. Nếu trong tình huống thiếu nước sạch để uống, hãy thử phương pháp lọc nước sạch theo hình trên.

Theo đó, hãy đào một hố đất nhỏ, bên trong đặt một vật chứa nước, trong lòng hố để các cụm cỏ sạch. Bạn kiếm một tấm ni lông sạch đặt trên miệng hố (dùng các cục đất để cố định tấm ni lông), sau đó, đặt một viên đá/sỏi sạch ở giữa tấm ni lông để tạo độ trũng. Lưu ý, điểm trũng trùng với miệng của vật chứa nước sạch bên dưới.

2. Đừng để mình bị đói


Luôn nhớ mang theo thực phẩm bên mình.

Trong mọi tình huống, nếu đi du lịch xa hoặc đi phượt, bạn luôn nhớ mang theo thực phẩm bên mình. Nếu chẳng may đi lạc, thay vì ăn ngấu nghiến hết sạch thức ăn cùng lúc, hãy chia nhỏ các phần thức ăn tương ứng với các bữa ăn trong ngày.

Nếu thực phẩm dự trữ hết, bạn hãy cố gắng nhìn xung quanh và kiếm đồ có thể ăn được. Để làm được việc này, bạn phải nắm rõ loại quả/cây/lá nào ăn được, loại nào có độc nhé.

3. Đừng để mình bị màn đêm "nuốt chửng"

Trong trường hợp bị lạc, mất đồng hồ hoặc điện thoại di dộng, để xác định khoảng thời gian bao lâu nữa thì trời tối, bạn hãy dùng phương pháp đơn giản sau:

Tìm địa điểm thông thoáng, chụm 4 ngón tay đặt theo phương nằm ngang, giữ bàn tay sao cho Mặt trời ở ngay phía trên ngón trỏ. Khoảng cách giữa Mặt trời và đường chân trời tương ứng với số ngón tay. Theo đó, cứ 1 ngón tay (tính từ ngón trỏ trở xuống) tương đương với 15 phút.

Theo hình ảnh, thì khoảng cách giữa Mặt trời và đường chân trời bằng 3 ngón tay. Như vậy, còn khoảng 45 phút nữa trời sẽ tối. Trong khoảng thời gian này, bạn hãy nhanh chóng tìm cho mình chỗ trú ẩn an toàn trước khi màn đêm kịp "nuốt chửng" tất cả.

4. Đừng để mình bị rét

Lửa là một trong những yếu tố rất quan trọng mỗi khi bị lạc. Lửa không chỉ thắp sáng mà còn giúp ta nấu ăn, sưởi ấm, hong khô quần áo và xua đuổi thú dữ...

Để tạo lửa bền, có 3 thứ thiết yếu bạn phải có: Oxy, nguyên liệu và nguồn đánh lửa.

Oxy thì dễ rồi. Nguyên liệu có thể gồm bất cứ thứ gì có thể đốt cháy, nhưng nếu kiếm được gỗ khô thì tốt nhất.

Còn nguồn đánh lửa, trong trường hợp bị mất bật lửa, bạn hãy dùng các phương pháp tạo lửa có từ thời xa xưa là đánh hai hòn sỏi khô vào nhau tạo ma sát. Đến một lúc ma sát tạo nhiệt nhất định bạn hãy để cạnh mồi lửa (giấy vụn khô, cỏ khô...).

5. Đừng để mình bị đuối nước

Nếu chẳng may bạn bị cuốn vào một dòng suối chảy xiết, phía trước là một con thác lớn. Hãy bình tĩnh! Mọi vấn đề đều xử lý được nếu bạn thực hiện các động tác sau:

Khi trôi xuống dòng thác, hãy cuộn tròn người lại, nín thở để mặc cho dòng nước cuốn bạn xuống đáy. Sau đó dùng sức tách mình ra khỏi dòng nước. Hãy nghĩ rằng mình đang lặn, thay vì vùng vẫy chống lại dòng nước xiết, vì đó là cách duy nhất giúp bạn sống sót.

6. Quan trọng nhất, đừng bi quan!

Thái độ lạc quan hay bi quan có tính quyết định đến sự thành-bại của các kỹ năng bạn đã nắm được. Khi lâm vào các tình huống không may mắn, hãy cố gắng suy nghĩ để giải quyết vấn đề thay vì trách than và bỏ cuộc.

Người thông minh sẽ luôn lạc quan trong mọi tình huống. Nhờ đó, họ dễ dàng đưa ra các ý tưởng, hoặc chí ít là nắm rõ được các kỹ năng nêu trên để giúp ích cho bản thân.

Cập nhật: 28/06/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video