Thụy Điển sản xuất bình cứu hỏa nhỏ nhất thế giới

Bình cứu hỏa Maus có thể xử lý nhiều tình huống như đám cháy do dầu mỡ, động cơ, pin lithium, sử dụng công nghệ hóa học.


Bình cứu hỏa Maus phun khói kali để dập tắt đám cháy. (Ảnh: Maus Safety).

Được sản xuất ở Thụy Điển, bình cứu hỏa Maus chỉ lớn cỡ một chiếc đèn pin với chiều dài 24,5cm và đường kính 5cm. Nó thể đặt ở bất cứ vị trí nào trong 5 nămkhông đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ như bình chữa cháy thông thường, New Atlas hôm 18/6 đưa tin. Khi kích hoạt bằng cách kéo dây rút và ấn một nút nhỏ, bình phun ra luồng khói kali lạnh không độc dài gần 3 m trong 9 giây. Ion kali trong khói bay về phía trước và liên kết với oxy, hydro và các gốc hydroxide trong không khí, làm gián đoạn phản ứng hóa học cần thiết cho quá trình đốt cháy, dập tắt hầu hết đám cháy ở giai đoạn đầu. Do luồng khói kéo dài, ngọn lửa sẽ không bao giờ bốc lên lần nữa.

Sau khi an toàn, người sử dụng chỉ cần mở cửa để gió thổi bay khói đi. Trong khi bình cứu hỏa dạng bọt hoặc bột có thể để lại đống bừa bộn và phá hủy đồ điện tử, khói từ Maus bay đi mà không để lại dấu vết, không gây hư hại cho động cơ hay thiết bị, theo Nicholai Allen, cố vấn đặc biệt của Maus. Nó thực sự hiệu quả với đám cháy do pin lithium trong buồng kín hoặc bán kín.

Khả năng xử lý đám cháy do pin là một lợi thế lớn bởi pin lithium ngày càng phổ biến khi thế giới hướng tới điện khí hóa. Khi đám cháy do pin bốc lên, nhiều thiết bị cứu hỏa truyền thống không có tác dụng. "Pin tự tạo ra oxy khi bốc cháy. Vì vậy, nếu bạn đổ bột vào để chặn nguồn oxy, pin sẽ tạo ra nhiều oxy hơn. Chúng vẫn có thể cháy dưới nước. Nhưng nếu bạn đặt nó trong buồng cùng với bình cứu hỏa Maus, đám cháy sẽ tự động tắt ngóm. Các hạt kali nhẹ hơn không khí sẽ lơ lửng trong không gian đó, ngăn đám cháy bùng trở lại", Allen giải thích.

Khói của bình cứu hỏa Maus không độc hại và có thể hít thở an toàn. Khác với bình cứu hỏa dựa trên CO2, nó không làm phân tử oxy trong khu vực mất đi nên an toàn để sử dụng quanh con người trong không gian kín.

Người sử dụng có thể chọn chế độ điều khiển bằng tay như bình cứu hỏa thông thường và chĩa thẳng vào đám cháy. Họ cũng có thể ném thẳng bình cứu hỏa Maus vào chiếc xe hay căn phòng nhỏ trong bốc cháy để khói nhanh chóng phủ kín không gian và xử lý đám cháy. Ngoài ra, Maus còn thêm tính năng tự động "Stixx". Người sử dụng có thể đặt bình trong khoang động cơ, tủ kệ, trạm sạc pin và nhiều không gian kín khác. Bình sẽ tự kích hoạt nếu nhiệt độ trên 180 độ C và phun khói kali khắp không gian để dập tắt ngọn lửa.

Allen cho biết ông đang thảo luận với một số hãng xe, chủ yếu là xe điện và xe địa hình, để tích hợp bình cứu hỏa Maus như một tùy chọn.

Cập nhật: 20/06/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video