Tỉ phú chạy đua đưa người vào không gian

Cuộc chạy đua của các tỉ phú không gian bắt đầu nóng lên khi Công ty Không gian Blue Origin của ông Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Tập đoàn Thương mại điện tử Amazon, tiết lộ mục tiêu đưa hành khách đầu tiên vào không gian trong năm 2018.

Phát biểu tại hội nghị diễn ra ở bang Colorado - Mỹ từ ngày 18 đến 20/12, ông Jeff Ashby, một quan chức Blue Origin, khẳng định 1 năm nữa, công ty này sẽ thực hiện chuyến bay đưa người vào không gian. Hồi tháng 10 năm nay, ông Bezos từng quả quyết Blue Origin sẽ đưa du khách vào quỹ đạo "trong vòng 18 tháng tới". Các chuyến bay thử nghiệm có phi hành đoàn dự kiến bắt đầu vào năm 2018.


Công ty Blue Origin đã thử nghiệm thành công con tàu du lịch vào không gian. (Ảnh: BLUE ORIGIN).

Cũng trong tháng 10, tỉ phú người Anh Richard Branson tuyên bố trong vòng 6 tháng nữa, ông sẽ du hành vào vũ trụ trên con tàu thuộc sở hữu Công ty Virgin Galactic của ông. Hãng này đặt cột mốc đưa du khách vào không gian cuối năm 2018. Cuộc đua còn có sự tham gia của tỉ phú Elon Musk, người dự kiến sớm trình làng con tàu Dragon dùng để chuyên chở phi hành gia lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vào năm tới theo một hợp đồng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Vào tuần rồi, Blue Origin đã tung ra đoạn video ghi lại cảnh bên trong khoang con tàu vũ trụ của công ty này trong chuyến bay thử nghiệm thành công hôm 12/12 (bay đến quỹ đạo và trở về trái đất). Với tên gọi Crew Capsule 2.0, con tàu đã đạt đến độ cao 99km. Ngoài ra, tên lửa đẩy có thể tái sử dụng New Shepard của ông Bezos đã phóng 7 lần, trong đó 6 lần tiếp đất thành công.

Không chịu thua kém, tên lửa đẩy Falcon 9 có thể tái sử dụng của ông Musk cũng tiếp đất thành công 20 lần trong suốt 2 năm qua. Trong năm 2017, Space X đã thực hiện 18 chuyến bay thử nghiệm, chuyến mới nhất vừa diễn ra trong tháng 11, so với 8 chuyến trong năm 2016.

Lĩnh vực không gian càng thêm sôi động sau khi NASA kêu gọi giới khoa học nghiên cứu các tác động của chuyến bay dài ngày trong không gian đối với sức khỏe phi hành gia. Đây là bước đi chuẩn bị cho con người thực hiện chuyến du hành lên sao Hỏa, dự kiến kéo dài đến 3 năm.

Những nghiên cứu như vậy sẽ giúp NASA đặt ra cơ sở cho các chuyến bay vào sâu trong không gian, có thể kéo dài đến 400 ngày, cũng như hiểu biết, ngăn ngừa, dự đoán, điều trị, giảm nhẹ các tác động tiềm tàng đến sức khỏe phi hành gia.

Cập nhật: 22/12/2017 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video