Tiết lộ bí kíp để "trăm trận trăm thắng" trong trò ném phi tiêu

Với bí kíp này, tỉ lệ chiến thắng của những "tay mơ" đã tăng lên đáng kể trong trò chơi ném phi tiêu.

Các bạn đã bao giờ chơi trò ném phi tiêu chưa? Đó là trò chơi bạn sẽ phải ném phi tiêu chuyên dụng vào bảng để ghi điểm. Cách tính điểm chung của trò chơi được mô phỏng trong bảng dưới đây.


Ném trúng hồng tâm (bullseye) được 50đ. Hồng tâm ngoài (Outer Bull): 25đ. Trúng các khoảng đơn (Single) - tính điểm dựa trên con số bên ngoài bảng. Trúng khoảng đôi (Double): điểm bằng Single nhân 2. Trúng khoảng 3 (Treble): bằng Single nhân 3.

Có khá nhiều biến thể của trò chơi, nhưng game phổ biến nhất trong trò này là "luật 501": người chơi có 501 điểm, sau đó ném phi tiêu để trừ dần điểm. Người có điểm số về 0 với số lượt ném ít nhất sẽ giành thắng cuộc. Lưu ý: người chơi sẽ phải tính toán sao cho điểm được trừ "chính xác" về 0, và phi tiêu cuối cùng phải rơi vào khoảng nhân đôi.

Tuy nhiên, việc điều khiển phi tiêu theo ý muốn thì không hề đơn giản. Những người chơi chuyên nghiệp có thể thắng trò chơi này qua 9 lượt (số lượt thấp nhất), còn "tay mơ" thì đó là chuyện không tưởng.

Thế nhưng theo một nghiên cứu của giáo sư Graham Kendall - nhà toán học tại ĐH Nottingham (Anh), một "tay mơ" dù ném kém vẫn có thể tận dụng đó là một lợi thế, nếu làm theo chiến thuật dưới đây.


Việc điều khiển phi tiêu theo ý muốn thì không hề đơn giản.

Cụ thể theo giáo sư, một bảng phi tiêu được chia thành 20 khoảng bằng nhau, với 2 vòng hồng tâm ở giữa, cùng 2 vòng tượng trưng cho các khoảng nhân 2 và nhân 3. Và đừng nghĩ ném vào hồng tâm là khó nhất, vì khoảng ăn ba 20đ mới là nơi cho điểm cao nhất.

Thứ tự sắp xếp điểm cũng rất khoa học khi sắp xếp điểm số cao bên cạnh các điểm thấp. Do đó chỉ cần một lỗi nhỏ sẽ phải trả giá bằng điểm số lớn. Ví dụ như nhắm vào 20 điểm mà trượt, số điểm bạn nhận được sẽ chỉ là 1 hoặc 5 điểm.


Chỉ những tay chơi chuyên nghiệp với mức sai số khi ném chỉ 5mm mới nên nhắm vào khu ăn ba 20đ.

Kendall đưa ra một phương pháp dựa trên phân tích của nhà thống kê Ryan Tibshirani thuộc ĐH Stanford (Mỹ).

Theo thống kê của Tibshirani, chỉ những tay chơi chuyên nghiệp với mức sai số khi ném chỉ 5mm mới nên nhắm vào khu ăn ba 20đ.

Những người có sai số khoảng 25mm thì chỉ nên lựa chọn các khu vực an toàn hơn như khoảng ăn ba 19, hoặc 16, do các con số bên cạnh tương đối lớn: 8 và 7.


Tỉ lệ sai số 25mm thì nên nhắm đến khoảng ăn ba 19đ, còn trên 60mm nên hướng đến các vòng tròn ở trung tâm.

Và thậm chí, những người có sai số tới 60mm cũng có thể ghi điểm cao khi nhắm vào các vòng tròn ở giữa - tỉ lệ trúng hồng tâm và hồng tâm ngoài cao hơn.

Tuy nhiên, luật ném phi tiêu 501 còn có một yêu cầu: phi tiêu cuối cùng phải là khoảng nhân đôi. Vì thế Kendall cho rằng, chiến thuật tốt nhất là chỉ nên nhắm vào khoảng nhân đôi cuối cùng nếu như số điểm còn lại là cấp số nhân của 2.

Ví dụ: bạn có 32 điểm để kết thúc, hãy nhắm vào khoảng nhân hai của 16. Nếu còn 16đ, nhắm vào 8, rồi 4, và 2.

Nếu như còn 38 điểm, đừng nhắm vào khoảng nhân 19, mà hãy đưa về con số là cấp số nhân của 2 trước, ví dụ như 6. Đây là cách để bạn tốn ít lần phi tiêu nhất, vì nhắm vào khoảng nhân 2 của 19 mà chỉ được khoảng đơn, bạn sẽ cần ít nhất 2 lần ném nữa để về đích.

Bảng phi tiêu hiện nay chưa thực sự tối ưu

Theo Kendall, bảng phi tiêu hiện nay đang khá có lợi cho các "tay mơ" khi sử dụng chiến thuật trên, vì chưa có mức phạt thỏa đáng.

Ông đề xuất một cách sắp xếp khác: 20, 1, 19, 3, 17, 5, 15, 7, 13, 9, 11, 10, 12, 8, 14, 6, 16, 4, 18, 2.

Cách sắp xếp này sẽ tối đa mức đánh đổi khi nhắm vào các con số lớn. Ví dụ như nhắm vào 19 nay có thể sẽ rơi vào 1 hoặc 3, thay vì ăn 7đ như trước.

Cập nhật: 19/01/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video