Tiết lộ cực sốc về sức mạnh khủng khiếp của tên lửa Triều Tiên

Triều Tiên mới đây đã công bố đoạn video phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 và hình ảnh Trái đất nhìn từ tên lửa trong bầu khí quyển. Trong video Triều Tiên mới công bố, quả tên lửa được xe phóng đưa tới bãi thử. Xe phóng vào vị trí sẵn sàng và có đồng hồ đếm ngược 4 giây ở bên góc màn hình.

Tên lửa sau đó được phóng lên nhờ hệ thống đẩy của xe phóng, để lại cột khói đen phía sau. Đây là thời điểm tên lửa dễ gặp trục trặc nhất nếu như không thể kích hoạt buồng đốt nhiên liệu. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo Triều Tiên hoạt động đúng như dự kiến và nhanh chóng bay lên bầu trời.

Theo nguồn tin quân sự Hàn Quốc, tên lửa bay cao 560km và xa khoảng 500km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói “cả thế giới trông thật tuyệt đẹp” khi tên lửa quay trở lại bầu khí quyển, chứng minh Triều Tiên thực sự làm chủ công nghệ tên lửa đạn đạo.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin: “Triều Tiên thật tự hào khi có thể nói rằng tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của tên lửa là rất cao và Pukguksong-2 là một loại vũ khí chiến lược thành công. Lãnh đạo Kim Jong-Un đã chuẩn thuận triển khai vũ khí này cho các hoạt động quân sự”, KCNA cho hay.


Tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2.

Chương trình tên lửa đạn đạo Triều Tiên trước đây dựa chủ yếu vào tên lửa tầm trung Musudan, nhưng loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng này đã bộc lộ điểm yếu về độ tin cậy sau một loạt vụ phóng thử thất bại hồi năm ngoái. Chuỗi phóng thử tên lửa thất bại đó chỉ chấm dứt khi Bình Nhưỡng chuyển sang phát triển Pukguksong-2, theo Telegraph.

Những vụ phát nổ của tên lửa Musudan ngay sau khi phóng đã thể hiện mức độ rủi ro của loại nhiên liệu lỏng này. Điểm khác biệt của Pukguksong-2 so với Musudan là nó sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, giúp tên lửa ổn định hơn, giảm thiểu thời gian nạp nhiên liệu trước khi phóng.

Nhiên liệu mà tên lửa Pukguksong-2 sử dụng nhiều khả năng là ammonium perchlorate, loại nhiên liệu rất ổn định, dễ dàng lưu trữ, có thể giúp tên lửa khai hỏa bất cứ lúc nào.

Sau vụ phóng tên lửa mới đây, Bình Nhưỡng cũng công bố 58 bức ảnh màu về Trái Đất được chụp từ không gian vũ trụ bằng máy ảnh lắp trên Pukguksong-2, động thái này được cho nhằm chứng minh họ đã sở hữu công nghệ đưa tên lửa quay trở lại tầng khí quyển. Công nghệ cho phép “trở lại tầng khí quyển” là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển một ICBM vì tên lửa cần phải chịu được sức nóng và áp lực khi nó đi vào bầu khí quyển từ không gian.

Theo ông Kim Dong-yub, giáo sư tại Viện nghiên cứu Viễn Đông ở Đại học Kyungnam, thông qua vụ thử này, Bình Nhưỡng có thể đang kiểm nghiệm động cơ cùng các thành tố khác để có thể phát triển ICBM sử dụng nhiên liệu rắn có thể bắn tới Mỹ. Loại ICBM này nhiều khả năng sẽ được đẩy bằng cụm nhiều động cơ của tên lửa Pukguksong-2.

Cập nhật: 27/05/2017 Theo vietq
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video