Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước

Cỗ máy thời gian có thể không có thật, nhưng vì có một chuyên mục đặc biệt trong hồ sơ lưu trữ của tờ New York Times, chúng ta có thể tham khảo những tờ báo có thật đã được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ. Vào năm 1906, tờ báo này đã xuất bản một bài báo nói về người ngoài hành tinh sinh sống ở hành tinh đỏ.

Điều này nghe thật vô lý! Với đội tàu vũ trụ và máy dò tìm hiện có trên hành tinh đỏ, chúng ta biết rằng các cơ hội tìm thấy những người màu xanh lá cây đang chạy xung quanh trên bề mặt sao Hỏa rất là mong manh và hầu như là vô vọng. Tuy vậy, mối quan tâm đến hành tinh đỏ và dân cư tiềm năng của nó đã được tìm kiếm trong nhiều thế kỷ qua.

Sau khi quan sát những vết tích được cho là các kênh đào trên bề mặt sao Hỏa, nhà thiên văn học nổi tiếng Percival Lowell tuyên bố rằng có sự sống trên hành tinh đỏ. Ông tin rằng các con kênh được tạo nên bởi một nền văn minh sinh sống trên đó. Cho đến nay, mặc dù nhà thiên văn học này có niềm tin vững chắc về sự tồn tại của người ngoài hành tinh trên hành tinh đỏ, chúng ta vẫn chưa chứng minh được liệu có tồn tại của sự sống trên sao Hỏa hay không.

Trong những năm 1700, các nhà thiên văn học, ban đầu, đã phát hiện thấy các vết lõm bất thường trên hành tinh gần trái đất thuộc giải ngân hà trông gần giống với những kênh đào trên Trái đất. Sao hỏa chính thức trở nên nổi tiếng vào cuối những năm 1800 bởi nhà thiên văn học Giovanni Schiaparelli – gần với khoảng thời gian đó một nhà thiên văn học khác, Asaph Hall, xác nhận có sự tồn tại của hai mặt trăng sao Hỏa.


Vô số kênh đào trên sao Hỏa, tạo nên một hệ thống đồ sộ được quy hoạch một cách khôn ngoan.

May mắn mỉm cười với Schiaparelli, sao Hỏa nằm ở vị trí xung đối vào năm 1877, tạo ra một cơ hội vàng để ông quan sát. Nhà thiên văn học người Ý này đã có thể phát hiện ra các vết lõm hay "kênh đào" trên bề mặt sao Hỏa, hiểu theo nghĩa đen thì gần giống với các vết lõm hay chỗ trũng trên bề mặt của hành tinh. Điều này không phải quá thú vị nhưng họ đã tìm ra được một điều mới lạ.

Lowell tiếp tục công trình nghiên cứu của Schiaparelli và ông muốn nâng công trình này lên cấp độ cao hơn. Ông đã xây dựng đài quan sát riêng để nghiên cứu các kênh đào trên bề mặt sao Hỏa – và điều này, sau đó, đã khiến ông trở nên nổi tiếng hơn vì đã phát hiện ra sao Diêm Vương – chính ông đã có công lớn trong việc tạo nên cơn sốt cho các đề tài về sao Hỏa.

"Một cái gì đó được tạo ra thể hiện người đã tạo ra nó", ông đã giải thích trên tờ New York Times. "Vô số kênh đào trên sao Hỏa, tạo nên một hệ thống đồ sộ được quy hoạch một cách khôn ngoan đã được thiết kế để cung cấp nước cho các ốc đảo của các sa mạc rộng lớn mà đã hình thành nên bề mặt của hành tinh này, là một tranh luận không có câu trả lời về sự tồn tại của sự sống thông minh và có ý thức".

Sự tồn tại của những kênh đào này và khả năng về một nhóm các sinh vật ngoài hành tinh tạo nên chúng đã lan truyền rộng rãi. Trong thực tế, sơ đồ của Schiaparelli vẽ về các vết lõm cho thấy sự tương đồng kỳ lạ với các con kênh của thành phố Venice, điều này tiếp tục tạo nên sự suy đoán rằng có một nền văn minh của người ngoài hành tinh đã tạo ra các kênh đào này.

Tuy nhiên, đã có một sai lầm trong bản dịch từ những tài liệu được tìm thấy của Schiaparelli, và từ "Canali" được dịch nhầm là kênh đào có thật, điều này được hiểu là bao gồm nước và sự sống thiết yếu.

Trong khi NASA sau này đã tìm thấy bằng chứng có nước trên sao Hỏa, các nhà khoa học vẫn đang còn tìm kiếm những dấu hiệu liên quan đến sự sống.

Cập nhật: 06/03/2018 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video