Tiểu hành tinh đường kính 230m tiến gần Trái Đất

Tiểu hành tinh với sức công phá gấp 300 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, đã sượt qua Trái Đất vào ngày 24/6.

Thiên thể mang tên 441987 (2010 NY65) có đường kính 230m được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chú ý đặc biệt vì sẽ bay qua Trái Đất trong hôm nay ở khoảng ba triệu km, theo Sun. Tuy nhiên, tiểu hành tinh này chắc chắn sẽ không đâm vào Trái Đất.


Tiểu hành tinh dài 230m có tên 441987 (2010 NY65) đến gần Trái Đất. (Ảnh minh họa: Express).

2010 NY65 được phát hiện ngày 10/7/2010 bởi tàu vũ trụ Khám phá khảo sát hồng ngoại phổ rộng (WISE). Các chuyên gia cảnh báo nếu một thiên thạch lớn như vậy đâm xuống Trái Đất, loài người sẽ bị xóa sổ.

Tiến sĩ Alan Fitzsimmons, thành viên dự án NEOshield-2 do Hội đồng Nghiên cứu châu Âu đầu tư, cho biết hiện nay chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn một thiên thạch lớn lao vào Trái Đất. Mục tiêu của dự án NEOshield-2 là nghiên cứu cách làm chệch hướng những tiểu hành tinh nguy hiểm.

Theo giới nghiên cứu, một thiên thạch khổng lồ dài hơn 14 km đâm xuống vịnh Mexico cách đây 66 triệu năm đã làm những đám mây đá bốc hơi vào khí quyển, tạo ra mùa đông tro bụi trên toàn cầu khiến 75% thực vật và động vật tuyệt chủng.

Hồi tháng 1, một thiên thạch có kích thước tương đương tòa nhà 10 tầng di chuyển với tốc độ 16km/s sượt qua Trái Đất ở khoảng cách chỉ bằng một nửa quãng đường từ Địa cầu đến Mặt Trăng.


Đồ họa mô tả những tiểu hành tinh và sao chổi quanh Trái Đất. (Video: NASA).

Cập nhật: 26/06/2017 Theo VnExpresss
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video