Tiểu hành tinh nổ tung trên bầu trời Nga

Thiên thạch nổ với năng lượng 2,8 kiloton, tạo ra quả cầu lửa sáng chói giữa ban ngày, có thể nhìn rõ ở nhiều thành phố Nga.

Thiên thạch rộng 4 mét qua mắt hệ thống cảnh báo tiểu hành tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và được phát hiện đầu tiên bởi các cảm biến do chính phủ Mỹ thiết kế để nhận biết vụ nổ hạt nhân sau khi lao qua khí quyển Trái Đất ở tốc độ hơn 52.000km/h, theo Tech Times. Vật thể phát nổ ở độ cao 27 km hôm 21/6, phát ra ánh sáng chói mắt tới mức có thể quan sát vào sáng sớm tại vài thành phố Nga, trong đó có thành phố Lipetsk ở đông nam Moskva.


Quả cầu lửa sáng lóa giữa không trung.

Hình ảnh từ camera hành trình trên xe cho thấy quả cầu lửa sáng lóa giữa không trung trong một giây và để lại vệt khói dài lưu lại vài phút trên nền trời. "Nhân chứng báo cáo về vụ nổ ở các thành phố Kursk, Lipetsk, Voronzeh và Orel", Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO) cho biết. Nhà chức trách xác nhận năng lượng của vụ nổ là 2,8 kiloton. Tác động từ vụ nổ không đủ lớn để gây ra thiệt hại và không có người nào bị thương.

Lindley Johnson, nhân viên ở Văn phòng bảo vệ hành tinh của NASA, nói những tiểu hành tinh bay theo hướng này thường bị ánh sáng Mặt Trời làm mờ đi nên rất khó quan sát. Đây cũng được cho là hướng di chuyển của thiên thạch đường kính 20 mét rơi xuống thành phố Chelyabinsk, Nga, năm 2013 và phát nổ với năng lượng lên tới 440 kiloton, khiến 400 người bị thương. Phần lớn thương tích gây ra bởi mảnh kính bắn ra từ các cửa sổ vỡ do sóng xung kích.

Cập nhật: 26/06/2018 Theo vne
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video