Tìm ra đường vào "thế giới nước" chứa sự sống ngoài hành tinh?

Một nhóm nghiên cứu Mỹ cuối cùng đã giải mã được bí ẩn "vằn hổ" xanh trên mặt trăng băng giá Enceladus, thiên thể được cho là có sự sống đang quay quanh sao Thổ.

Theo nhà thiên văn Max Rudolph từ Đại học California, thành viên nhóm nghiên cứu, họ đã tạo nên một mô hình máy tính từ các dữ liệu mà NASA thu thập được trong những năm qua để tìm hiểu về các lực vật lý tác động tới mặt trăng này.


Mặt trăng Enceladus - (ảnh: DOTTED YETI).

Họ tập trung vào một đặc điểm khá lạ: không phải toàn bộ mặt trăng đều có "vằn hổ", mà nó chủ yếu nằm ở cực Nam của thiên thể. Kết quả khá bất ngờ: trong quá khứ xa xưa, đơn giản là băng giá khu vực này tình cờ bị nứt ra. Sau đó, lực hấp dẫn mạnh mẽ từ sao Thổ tạo ra thủy triều dữ dội đến nỗi nước liên tục được phun ra và kéo xuống qua các khe nứt, khiến các "vết thương" này không bao giờ lành lại nổi.

Quỹ đạo lệch tâm của Enceladus cũng góp phần khiến các vết thương này không bao giờ lành. Nó thay đổi liên tục khoảng cách tới sao Thổ, vì vậy bề mặt băng cũng liên tục bị biến dạng nhẹ và không thể đóng băng hoàn toàn ở vị trí nhưng "vằn hổ".

Thực ra cú nứt vỡ đầu tiên trong quá khứ cũng có thể liên quan đến sựu biến đổi trọng lực liên tục này, bởi khi nước bị đóng băng, lớp băng giá sẽ dày lên dần ở phía bên dưới (nước luôn tăng thể thích khi đóng băng), tạo nên một áp lực lớn dần trong đại dương, để cuối cùng phải thoát ra ở đâu đó. Đó phải là nơi có lớp băng mỏng nhất – các cực, và trong trường hợp nay, băng Nam Cực đã vỡ.

Phát hiện này đưa đến một ý nghĩa lớn hơn: nếu đó là những khe nứt sâu liên tục có nước thông thương, thì đó chính là đường vào đại dương ngầm bên dưới bề mặt băng giá của Enceladus.

Trước đó, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã bắt gặp một thứ gì đó kỳ lạ được phun lên từ vết nứt trên bề mặt Enceladus. Kết quả phân tích cho thấy thứ phun lên chính là các phân tử hữu cơ phức tạp, giàu carbon – thứ có thể là dấu vết của sự sống ngoài trái đất! Mặt trăng này cũng sở hữu một hệ thống thủy nhiệt y hệt như hệ thống thủy nhiệt ở một số khu vực đáy đại dương của Trái đất, nơi được cho là nuôi dưỡng sự sống nguyên thủy.

Cập nhật: 11/12/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video