Tìm ra lời giải cho bí ẩn vì sao MH370 không để lại mảnh vỡ nào

Một đội các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas A&M, Học viện Công nghệ Massachusetts và Viện nghiên cứu Năng lượng & Môi trường Qatar, nằm dưới sự lãnh đạo của một giáo sư toán học, đã thực hiện nhiều tính toán mô phỏng, sử dụng toán ứng dụng và thủy động điện toán về vụ mất tích bí ẩn của máy bay Malaysia Airlines mang số hiệu MH370.

Vì sao MH370 không để lại mảnh vỡ nào?

Họ tin rằng chiếc máy bay đã lao vuông góc xuống mặt nước biển. Cú va chạm kiểu này khiến máy bay còn nguyên vẹn và không tạo ra mảnh vỡ hoặc vệt dầu loang như trong các tai nạn bình thường khác.

"Những khoảnh khắc cuối cùng của MH370 sẽ vẫn là bí ẩn cho tới ngày nào đó, khi các hộp đen được tìm thấy," tiến sỹ Goong Chen, một nhà toán học thuộc nhóm nghiên cứu cho biết. "Nhưng các tính toán phân tích cho thấy MH370 có khả năng đã lao đầu xuống biển."


Hình ảnh mô phỏng. (Nguồn: sputniknews.com)

Nhóm đã công khai kết quả nghiên cứu của mình, được thực hiện sau nhiều mô phỏng số học, tạo thành trên siêu máy tính RAAD, đặt tại trường Texas A&M. Kết quả cũng xuất hiện trên số ra tháng 4/2015 của tờ tạp chí khoa học Notices of the American Mathematical Society.

Theo các nhà khoa học, trong bất kỳ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn nào liên quan tới rơi máy bay, dấu vết mảnh vỡ và dầu loang luôn có vai trò rất quan trọng. Vì thế Chen đã băn khoăn, không biết vì sao lại chẳng có mảnh vỡ trong vụ MH370?

Các giả lập trên máy tính đã giúp họ thấy rằng nhiều khả năng máy bay đã lao thẳng đứng xuống, hoặc với một góc đâm gần như vuông góc với mặt nước.

Nhóm sử dụng năm kịch bản khác nhau, gồm việc máy bay trượt trên mặt nước, như trong trường hợp cơ trưởng Chesley B. “Sully” Sullenberger từng áp dụng để hạ cánh chiếc máy bay US Airways trên sông Hudson.

Mô phỏng thủy động thấy rằng nếu máy bay lao thẳng vào nước, mômen uốn lớn sẽ không xuất hiện. Mômen uốn xảy ra khi ngoại lực tác động mạnh lên một cấu trúc (như máy bay) và mômen uốn lớn sẽ khiến cho phần thân vỡ tan, tạo mảnh vỡ. Khi chiếc máy bay lao vuông góc với mặt nước, nó chỉ nhận các mômen uốn nhỏ nên việc vỡ thân khó xảy ra hơn.

Dựa trên thông tin tham khảo từ các chuyên gia hàng không khác, Chen nói rằng trong cú va chạm như thế, đôi cánh máy bay sẽ lập tức vỡ rời khỏi thân và cùng với các mảnh vỡ lớn khác, nó sẽ chìm ngay xuống đáy biển, để lại ít dấu vết trên mặt nước.

Chiếc máy bay Boeing 777, mang số hiệu MH370, cùng với 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn, đã biến mất khi đang trên đường từ Kuala Lumpur (Malaysia) tới Bắc Kinh (Trung Quốc). Sau khoảng 1 giờ di chuyển, máy bay biến mất khỏi màn hình radar, dường như đã bị rơi xuống Ấn Độ Dương. Tới nay, người ta vẫn chưa tìm thấy dấu vết nào của chiếc máy bay./.

Theo VietnamPlus
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video